kênh nọ. Ông bố trí lao động hợp lý như ông đã từng điều binh khiển tướng,
phân công đội quai đê, đội thau chua rửa mặn, đội đào sông và hệ thống
kênh mương... Tất cả hoạt động rất đồng bộ nhằm một mục tiêu: cải tạo đất
hoang thành đất trồng.
Vói sự quyết liệt, khẩn trương, đầy ý thức trách nhiệm của một vị tướng,
cộng với sức lao động quần quật của những người sống chết cùng ông, chỉ
một năm sau đã khai khẩn được 18.970 mẫu, lập nên 14 làng, 27 ấp, 20 trại.
(Làng có diện tích 600 mẫu, ấp 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu).
Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828) Nguyễn Công Trứ đề nghị triều
đình đặt tên cho vùng đất mới khai khẩn là Tiền Hải, vói hàm ý mảnh đất
này sẽ là một "biển tiền" làm giàu cho đất nước. (Xưa là huyện Tiền Hải
thuộc phủ Kiến Xương, trấn Nam Định, nay là huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình).
Huyện Tiền Hải vừa lập xong, Nguyễn Công Trứ lại dâng sớ lên nhà vua
xin được khai khẩn vùng đất nay thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Đây là