lấn biển, mở rộng đất đai cho hàng chục vạn người ngày nay sinh cơ lập
nghiệp. Từ thời thanh niên, Nguyễn Công Trứ đã nuôi khát vọng: "Chí
những toan xẻ núi lắp sông / Lầm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ". Đến khi
có điều kiện, ông sẽ quyết tâm thực hiện hoài bão "đào sông lấp biển" của
mình.
Tháng Ba năm Mậu Tý đời Minh Mạng, khi đang giữ chức Tả thị lang bộ
Hình, Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ vạch ra nhiều phương án "an dân",
trong đó có việc "vỡ ruộng hoang cho dân nghèo". Ông tâu rõ: "Hiện ở Nam
Định, các huyện Giao Thúy, Chân Định, ruộng bỏ hoang mênh mông bát
ngát không biết mấy ngàn mẫu, có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khấn.
Thêm nữa, bãi Tiền Châu hoang rậm, trộm cắp thường tụ họp ở đấy làm sào
huyệt, nên cho khai hoang lập làng, không những có thể cho dân nghèo làm
ăn, mà còn dứt được đảng ác".
Tờ sớ của Nguyễn Công Trứ được nhà vua cho các đình thần bàn bạc,
cuối cùng chuẩn y, giao cho ông kiêm nhiệm chức Doanh điền sứ để tổ chức
việc khai hoang. Có lệnh vua, Nguyễn Công Trứ đến vùng biển Nam Định
(1827) chiêu tập dân nghèo và dân lun vong, trong đó có nhiều tù phạm
tham gia khỏi nghĩa và người theo đạo bị truy đuổi. Từ mọi noi, họ theo ông
về đây để cải tạo vùng đất mới. Nguyễn Công Trứ đã đưa ra những chính
sách thích hợp: người khai hoang được cấp đất, cấp vật liệu làm nhà cửa,
cấp trâu bò, nông cụ để làm ruộng, cấp lương ăn trước khi tự mình làm ra
được lúa gạo, lập kho chứa thóc để đề phòng năm mất mùa cho dân vay...
Có thể nói, Nguyễn Công Trứ đã lao vào công việc tâm huyết của đời
mình. Do kiêm nhiệm (ông vẫn phụ trách các hình án ở Bắc Hà vói chức Thị
lang bộ Hình), ông đi lại như con thoi giữa Tiền Hải và Thăng Long mà vua
Minh Mạng mới đổi tên thành Hà Nội. Ông làm một gian lều nhỏ để sống
"ba cùng" vói dân khai hoang. Ban ngày, vị lão quan ngoại ngũ tuần xắn
quần lội ruộng đo đạc cao độ của từng khu vực để đào sông, làm hệ thống
thủy lợi, tưới tiêu, đến những địa phương đã từng lấn biển để học hỏi kinh
nghiệm. Ban đêm, bên ngọn đèn dầu lạc, ông lại cặm cụi nghiên cứu những
bức hoa đồ, lập quy hoạch cho vùng đất mới, tính toán việc đào sông này,