Phương, Phạm Văn Điển chặn đứng cuộc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam của
quân Xiêm, rồi cùng Doãn Uẩn đánh tan liên quân Xiêm - Chân Lạp.
Năm 1843, vừa được thăng Binh bộ Tham tri, ông bị vu cáo và bị triều
đình cách hết chức tước, phát đi làm lính biên thùy ở Quảng Ngãi. Hai năm
sau, Nguyễn Công Trứ mới được bổ làm Chủ sự bộ Hình ở kinh đô, rồi
quyền Án sát Quảng Ngãi, cuối cùng năm 1847 về làm Phủ đoan Thừa
Thiên.
Trong 28 năm ngụp lặn chốn quan trường, rất hiếm người trải qua nhiều
cương vị, chức vụ như ông, hết văn sang võ rồi lại từ võ sang văn. Cũng ít
người phải "lên voi xuống chó" như ông, bị giáng chức và cách chức đến
năm lần, nặng nhất là lần bị cách tuột làm lính thú, rồi được phục hồi, lại có
khi được thăng vọt đến Thượng thư! Song bao giờ Nguyễn Công Trứ cũng
giữ được chí khí và coi việc thăng giáng như một cuộc chơi, có thắng có
thua.
Năm Tự Đức nguyên niên (1848), tròn 70 tuổi, ông xin về hưu, sống ở
quê nhà. "Nợ tang bồng" đã trả hết, ông thanh thản rong chơi với "Năm ba
chú tiểu đồng lếch thếch / Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn /Nào thơ, nào
rượu, nào địch, nào đơn / Đồ thích chí chắt đầy trong một túi / Mặc ai hỏi,
mặc ai không hỏi tới"...
Nói thì có vẻ xa lánh sự đời, mặc kệ tất cả, nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn
nặng lòng với thời cuộc, với vận nước. Năm 1858, thực dân Pháp tấn công
Đà Nẵng. Nguyễn Công Trứ khi ấy đã 80 tuổi, vẫn khảng khái xin vua Tự
Đức cho tòng quân: "Thân già này còn thở ngày nào xin hiến dâng cho đất
nước ngày ấy."
Sau đó không lâu, vào ngày 14 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (1858)
ông từ trần, thọ 80 tuổi.
Nhà tư tưởng cách tân
Khác với nhiều vị quan lại, Nguyễn Công Trứ tuy dòng dõi nho gia nhưng
sống đúng nửa cuộc đời trong cảnh nghèo túng, lại từng bị hạ cấp xuống làm