bang tế thế "đầy một bụng". Không chỉ văn, ông còn rèn cả võ: "Đã xông
pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung / Cho rõ mặt tu mi nam tử." Cho nên
trong sự nghiệp sau này, nhiều lúc ông đích thân "cầm cờ đại tướng", xông
pha tên đạn thì cũng chẳng có gì là lạ.
Quá tuổi "tam thập nhi lập" đã lâu, tưởng đường công danh đã khép thì
sang tuổi 41 (1819), Nguyễn Công Trứ đỗ giải nguyên kì thi Hương. Từ đấy
ông bước vào con đường hoạn lộ đầy sóng gió.
Văn võ - võ văn và sóng gió quan trường
Trong chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ đã phục vụ cả thảy ba triều
vua là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.
Bắt đầu, ông chỉ là một chức quan văn nhỏ là hành tẩu (tạp vụ), sau đó
được thăng Thự Tư nghiệp Quốc tử giám. Khi các cuộc khởi nghĩa lan rộng,
triều đình trong lúc lúng túng đã nhớ đến ông quan văn chưa có tiếng tăm
này. Vua Minh Mạng triệu ông vào cưng, phong ông làm đại tướng đi tiễu
trừ. Với ý thức hệ nho giáo "chín lần thiên tử đội lên trên", ông sẵn sàng
tuân chỉ.
Với tài thao lược, đánh đâu thắng đó, vị "nho tướng" đã lập công xuất sắc.
Năm 1827, cùng Thống quân Phạm Văn Ly, ông đã trấn áp cuộc nổi dậy của
Phan Bá Vành. Năm 1828, ông được thăng Thị lang bộ Hình (ữông coi việc
hình án ở dinh Tổng trấn Bắc thành), kiêm chức Doanh điền sứ phụ trách
việc khẩn hoang (sẽ nói kĩ hơn ở phần sau).
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ làm Bố chánh rồi Tổng đốc Hải Yên (Hải
Dương, Hải Phòng và Quảng Yên). Năm 1833, ông lại lĩnh ấn đi dẹp cuộc
nổi dậy của Nông Văn Vân mãi hai năm mới xong và được phong Binh bộ
Thượng thư (tựa Bộ trưởng Quốc phòng ngày nay). Sau vì để xổng một
trọng tù, Nguyễn Công Trứ bị giáng bốn cấp, chuyển về kinh.
Năm 1840 ông lại được bổ làm Đô ngự sử, chủ khảo trưòng thi Hà Nội và
năm 1847 chủ khảo trường thi Nam Định. Tiếp đó, ông cùng Nguyễn Tri