Nhớ ơn người đã khai sinh ra vùng đất rộng lớn và phì nhiêu này, nhân
dân hai huyện đã lập đền thờ sống ông (gọi là Sinh từ) ở ngay nơi ông đã
từng chỉ huy việc khai hoang, đặc sắc nhất là đền thờ ở Kim Sơn. Hằng năm,
đến ngày sinh của Nguyễn Công Trứ, nhân dân mở hội mừng thọ ông. Sau
khi ông mất, năm 1882, ngôi đền này được tu sửa, xây dựng thêm tiền
đường năm gian và đổi tên Sinh từ thành Truy tư từ. Năm 1992, đền được
công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Được dân lập đền thờ ngay khi còn sống là một vinh dự đặc biệt trong
truyền thống dân tộc. Mấy ai trong lịch sử được như Nguyễn Công Trứ?
LÀM TƯỚNG KHÔNG VINH, LÀM
LÍNH KHÔNG NHỤC
Khi đã 65 tuổi, Nguyễn Công Trứ bị cách làm lính trơn, do bị vu cáo là
"dính" vào một vụ buôn lậu ở An Giang, ông thản nhiên vào trình diện quan
Tổng đốc Quảng Ngãi. vốn trước kia đã từng chịu ơn ông nên viên quan tiếp
đãi ông rất tử tế, định cởi đồ lính ra cho ông, song ông gạt đi:
- Xin cứ để vậy. Lúc làm đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm tên
lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào có nghĩa vụ đối với
địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được.
Nghe vậy viên quan đầu tỉnh càng kính phục Nguyễn Công Trứ. Ông tâu
vua, xin xét lại vụ án buôn lậu ở An Giang. Triều đình ra lệnh điều tra lại,
mới biết Nguyễn Công Trứ bị vu cáo. Người vu cáo ông bị trị tội nặng và
Nguyễn Công Trứ lại được bổ nhiệm chức Chủ sự ở bộ Hình rồi Án sát
Quảng Ngãi, kế đến Phủ đoàn Thừa Thiên.
NGÀY LỄ TÊ HÁT CA TRÙ
Đền Nguyễn Công Trứ có kiến trúc theo kiểu chữ "đinh", tiền đường năm
gian, hậu cung ba gian. Bên trong có ba bức đại tự nói lên tấm lòng thành