lập nghiệp rất cần, ấy là cái vốn Hán học uyên thâm vốn có ở những gia đình
xuất thân dòng dõi. Ông là mẫu mực của những bậc trí thức Khổng Mạnh,
hiểu biết rộng rãi, sống mực thước theo đạo nho gia, thấm nhuần những
phẩm hạnh tam cương ngũ thường của người quân tử. Khi những người dân
lưu tán - vốn là những nông dân chỉ biết quần quật làm ăn - đã có cuộc sống
tạm gọi là ấm no trên vùng đất mới, họ nghĩ đến việc cho con cái học hành,
bèn bảo nhau tìm đến Võ Trường Toản xin ông giúp đỡ.
Thông cảm với nỗi khát khao học thức của những gia đình có con nhỏ,
muốn biết chút ít chữ nghĩa để sống cho phải đạo, và cũng là để lập thân lập
nghiệp, Võ Trường Toản nhận lời mở một ngôi trường dạy học. Nghe tiếng
ông thầy học rộng, tài cao, đức trọng, thông kim bác cổ, các gia đình trong
vùng rất mừng, cố mọi cách cho con em đi học. Họ hồ hởi mang tranh tre
nứa lá đến dựng cho thầy một ngôi trường khang trang cho cả dân quanh
vùng tại Hoa Hưng, huyện Bình Dương (nay là quận 10, Thành phố Hồ Chí
Minh).
Ngôi trường từ đó, như một đốm lửa văn hoa đầu tiên rọi sáng trên miền
đất Nam Bộ phì nhiêu và Võ Trường Toan là ông thầy đầu tiên của giới sĩ
phu miền Nam nước Đại Việt. Học trò theo học rất đông. Ông chia lớp trên
kèm cặp lớp dưới, lại chọn những trò thông minh nhất để đích thân mang hết