HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 155

của ông:

Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử

Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong.

Tạm dịch:

Lúc sống, dạy dỗ được người không con mà như có

Khi mất, tiếng tăm còn để, thân tan danh vẫn còn.

2

Để thấy được ý nghĩa lớn của việc mở trường dạy học và đào tạo tầng lớp

sĩ phu ở miền Nam hồi đó, cần nhắc đôi lời về tình hình học tập và thi cử ở
Đàng Trong, kể từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng đem quân vào Thuận Hóa,
mở mang bờ cõi, hùng cứ một phương.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng (thường được gọi là chúa Tiên) mất, con là

Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) được lập. Cho đến đời Nguyễn Phúc
Dương (1776 - 1777), các chúa Nguyễn chỉ lo củng cố lực lượng quân sự,
mở rộng lãnh thổ về phía Nam và chống sự khuynh loát của các chúa Trịnh.
Do hoàn cảnh lịch sử đó, Nho học tại Đàng Trong chưa có vị trí sâu rộng
như ở Đàng Ngoài. Trong thời kì đầu, việc bổ nhiệm quan lại đều trên cơ sở
lấy con em quý tộc và sự tiến cử của quan lại địa phương chứ chưa dựa trên
sự tuyển chọn qua thi cử. Sau này các chúa cũng có chú ý hơn đến việc học
hành thi cử do nhu cầu phải tuyển người quản lí tại những vùng lãnh thổ
ngày càng mở rộng, nhưng việc học hành thì giao cho địa phương tự đón
thầy về dạy, chính quyền chỉ tổ chức thi. Bởi vậy khoa cử Đàng Trong
không thịnh hành, cũng không đều đặn và hiệu quả như ở Đàng Ngoài.
Trong 200 năm tồn tại, các chúa Nguyễn chưa mở một kì thi Hội, thi Đình
nào chính quy như ở Đàng Ngoài. Những người có thực tài để bổ sung cho
bộ máy chính quyền Đàng Trong thông qua thi cử rất ít.

Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn viết: "Họ Nguyễn trước chuyên giữ

một phương chỉ mở thi Hương, song cũng dùng lại tư, không chuộng văn
học, ít thu lượm được người tuấn dị. Mỗi khi khảo thí thì lấy thí sinh Hoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.