Ngô Nhơn Tịnh làm Thượng thư bộ Công (1812), kiêm Lãnh binh Trấn thủ
thành Gia Định... Đó là những khai quốc công thần trong Tứ trụ triều đình.
Các chức vụ thấp hơn, học trò của Võ Trường Toan chiếm cũng không ít.
Họ không chỉ được nhà vua tin cẩn giao nắm giữ việc đối nội mà cả đối
ngoại nữa. Năm 1801, vua Gia Long cử Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ, cùng
hai phó sứ là Ngô Nhân Tịnh, Hoàng Ngọc An sang Trung Quốc nộp trả
những ấn tín nhà Thanh cấp cho các vua Lê, thông báo với hoàng đế nhà
Thanh về việc nhà Nguyễn đã thống nhất đất nước để xin sắc phong. Năm
1802, Lê Quang Định làm chánh sứ sang Trung Hoa xin đối tên nước là
Nam Việt, vua nhà Thanh đã chấp nhận sau khi sửa lại là Việt Nam. Năm
1807, Ngô Nhơn Tịnh làm chánh sứ thay mặt Gia Long sang phong vương
cho vua Chân Lạp... Những nhà ngoại giao tài ba được rèn luyện tư cách
cứng cỏi từ ông thầy họ Võ, đã làm rạng danh triều đình và giữ vững quốc
thể.
Không chỉ là những nhà quản lí xuất sắc, các môn sinh của Võ Trường
Toản còn là những nhà văn hóa, nhà nghiên cứu để lại các tác phẩm cho đời
sau. Chẳng hạn, Trịnh Hoài Đức có tác phẩm Gia Định thành thông chí, đến
nay vẫn là một trong những sử liệu quan trọng nhất để tham khảo về lịch sử
và địa lí miền Nam Việt Nam; Lê Quang Định là tác giả của Hoàng Việt
thống nhất dư địa chí gồm 10 quyển, chép đủ đường sá, sông núi, thổ sản,
phong tục từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, một công trình tra cứu địa chí rất giá
trị; Ngô Nhơn Tịnh là tác giả của Nhất thống dư địa chí và đồng tác giả của
Hoan Châu phong thổ kí viết về phong cảnh, phong tục, nhân vật... trấn
Hoan Châu (Nghệ An ngày nay)...
Ba môn sinh này của Võ Trường Toản thành lập một Hội xướng họa thơ,
được gọi là "Gia Định tam gia" để lại nhiều bài thơ rất hay. Ngoài những
học trò xuất sắc kể trên, nhiều nhân vật nổi tiếng của Sài Gòn - Gia Định là
môn sinh của học trò Võ Trường Toản cũng gọi ông là Thầy. Thậm chí
những người không học ông, nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng và đạo
đức của ông như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị, Bùi
Hữu Nghĩa, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Thanh Giản, Nguyễn