HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 158

Thông... đều kính phục và tôn thờ Võ Trường Toản như người mở đầu nền
học vấn phương Nam.

Môn sinh làm rạng danh thầy là thế!

Hiện nay, tại miền Nam có trường Đại học Võ Trường Toản ở thành phố

cần Thơ, Hậu Giang, nhiều trường phổ thông cơ sở, trung học phổ thông,
trung học chuyên nghiệp tại các tỉnh Nam Bộ mang tên Võ Trường Toản
như một niềm vinh dự đặc biệt. Hằng năm, Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố
Hồ Chí Minh trao tặng cho các giáo viên xuất sắc một giải thưởng mang tên
nhà sư phạm đạo cao đức trọng này.

KHU MỘ VÀ ĐỀN THỜ VÕ TRƯỜNG

TOẢN

Khi Võ Trường Toản mất, ông được an táng tại xã Hoa Hưng, Gia Định.

Năm 1855, Kinh lược xứ Phan Thanh Giản đại diện cho sĩ phu Nam Bộ tâu
vua Tự Đức, xin xây dựng miếu thờ ông tại đây. Năm 1862, Phan Thanh
Giản cùng Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông, Hiệp trấn An Giang Phạm
Hữu Chánh, cùng với nhiều sĩ phu khác đứng ra lo việc cải táng ông về làng
Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre, với ý nghĩa không để mộ thầy trên "đất giặc"
(vì triều đình đã kí hòa ước nhượng Gia Định cho Pháp).

Ngày cải táng (28-3-1867), Nguyễn Thông thay mặt các nho sĩ đứng làm

chủ lễ, các quan chức ở An Giang, Hà Tiên đều mặc đồ tang đến lễ bái. Phan
Thanh Giản thảo một bài văn bia, ca ngợi công đức và sĩ khí của bậc tôn sư
đời trước mà ông gọi là Thầy. Ông thuê thợ khắc bài văn vào đá, nhưng việc
chưa xong thì ông đã tuẫn tiết vào ngày 4-8-1867. Năm năm sau (1872), tấm
bia mới được hoàn thành.

Khu mộ Võ Trường Toản được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong

khuôn viên thoáng rộng. Ở ngoài khu mộ, phía bên phải là một nhà thờ nhỏ,
đẹp với mái cong, hai tầng, bên trong có đặt tượng ông. Người dân Bảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.