HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 160

TRỊNH HOÀI ĐỨC

(1765 - 1825)

"Gia Định thành" có ông

K

hi đoàn thuyền của Trịnh Hội cặp bến cảng Phú Xuân, ông đã có ý ở lại

đây lâu dài. vốn là một vị quan lớn triều Minh ở Trường Lạc, Phúc Kiến
không chịu hợp tác với tân triều mà ông gọi là "giặc Mãn", Trịnh Hội đã đưa
cả đại gia đình vượt biển sang xứ Đàng Trong, xin chúa Nguyễn cho được
cư trú (nay gọi là "tị nạn chính trị"). Ngoài những gì thiết yếu và một số đồ
gia bảo, ông còn mang theo bao nhiêu là sách vở.

Thành danh nơi quê hương mới

Khi ông mất, con ông là Trịnh Khánh ra làm một chức quan nhỏ dưới thời

chúa Nguyễn Phúc Khoát. Là người nhìn xa trông rộng, Trịnh Khánh nhận
thấy đất Phú Xuân khó mà yên được, vì Đàng Ngoài chúa Trịnh luôn dòm
ngó, vùng thượng đạo quân Tây Sơn bắt đầu nổi lên. Nhằm tránh trước sức
ép từ hai phía, Trịnh Khánh đưa cả gia đình vào sinh cơ lập nghiệp ở thôn
Bình Trước, huyện Phước Chánh, dinh Trấn Biên (nay là thành phố Biên
Hoa, tỉnh Đồng Nai). Tại đây, ông bà sinh được một người con trai (1765)
đặt tên là Trịnh Hoài Đức.

Năm Hoài Đức lo tuổi, ông Khánh qua đời. Bà vợ lại lần nữa chuyển đến

Phiên Trấn, phủ Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) để tiện việc
buôn bán, nuôi nấng các con, như lời mòi gọi của một câu ca dao cổ: "Ai về
Gia Định thì về / Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn".

Nghe tiếng thầy Võ Trường Toản mở trường, bà dẫn con trai đến xin thụ

giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.