Năm ấy, khi cần tìm người cầm đầu phái đoàn sang Trung Quốc thương
thuyết, vua lại chọn mặt gửi vàng, chấm ngay Thượng thư họ Trịnh. Cùng
với Ngô Nhân Tịnh - Tham tri bộ Binh và Hoàng Ngọc uẩn - Tham tri bộ
Hình, ông đến Bắc Kinh, nộp trả ấn tín và sắc phong của triều đình nhà
Thanh Quốc cấp cho vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, xin đổi tên nước và
phong vương cho Gia Long. Vua Càn Long chấp thuận. Nước ta có quốc
hiệu Việt Nam từ đó.
Năm 1808, Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hiệp trấn Gia Định thành. Năm
1812, ông được gọi về triều nhậm chức Thượng thư bộ Lễ và năm sau làm
Thượng thư bộ Lại. Năm 1816, ông lại được cử làm Hiệp trấn Gia Định
thành, và lần thứ hai này, ông đã tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ vùng
đất... để hoàn thành cuốn Gia Định thành thông chí mà nhà vua sai ông biên
soạn.
Năm 1820, vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi. Trịnh Hoài Đức được
triệu về kinh nhận lại chức Thượng thư bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh.
Đồng thời ông được giao làm Tổng tài Quốc sử quán. Đó là những vị trí rất
quan trọng, thể hiện sự tin cậy và trọng thị của vị vua mới đối với ông, cả về
học vấn và tư cách. Những buổi tan chầu, vua thường lưu Trịnh Hoài Đức
lại, bàn các việc đại sự, hỏi sự tích đời xưa, danh nhân và phong tục các
nước, cũng như lắng nghe những nhận xét về các quan lại trong triều (nói
theo bây giờ là về "tình hình nhân sự"). Cũng là một nhà nho, Minh Mạng
hiểu rõ hơn ai hết câu nói của Khổng Tử "danh xứng kì đức" (danh ở đây là
danh vị, chức vụ). Đặt Trịnh Hoài Đức vào những cương vị như thế, ông đã
đánh giá cao nhân cách cao thượng, sự tận tuy và nhất là cái đức trong sáng
của vị đại thần mang tên Đức. Nhà vua đã phong Trịnh Hoài Đức là Hiệp
biện học sĩ là tước cao nhất trong hàng các quan văn.
Nhà nho kiểu mới
Trịnh Hoài Đức là một nhà nho kiểu mới, điển hình cho tầng lớp nho gia
Nam Bộ. Đạo nho xuất phát từ Trưng Quốc, du nhập vào nước ta, hình thành