hệ tư tưởng của tầng lớp trí thức Việt thời phong kiến. Song nho giáo cũng
biến đổi để thích hợp với sự phát triển trong từng thời đại nên có Hán nho,
Tống nho, Minh nho... Nấu các nhà nho Bắc Hà, từ những Chu Văn An,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ... chịu ảnh hưởng chủ
yếu của Tống nho, nặng về lí thuyết, lấy việc rèn luyện nhân cách theo đạo
của người quân tử là chính, đặt sự nghiệp vào thơ phú, đề cao cái nhàn, thì
những nhà nho Nam Bộ lại chịu ảnh hưởng của Minh nho, do những nhà trí
thức đời Minh trốn tránh nhà Thanh đem sang. Minh nho đặt sự nghiệp vào
hành động (chỉ thơ phú trong lúc an nhàn như một cách di dưỡng tính tình),
lấy việc trị quốc an dân, lo cho dân giàu nước mạnh làm mục đích. Những
Võ Trường Toản, Nguyễn Văn Thành, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Ngô
Tòng Châu, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thông, đặc biệt Trịnh Hoài Đức thuộc
loại này.
Trịnh Hoài Đức như một con dao pha, giao việc gì cũng hoàn thành xuất
sắc. Trong Lục bộ của triều đình, ông đã từng đứng đầu đến bốn bộ: bộ Hộ,
bộ Lễ, bộ Lại, bộ Binh. Ông là thành viên của Cơ mật viện, có vai trò quyết
định những việc quan trọng nhất của đất nước, rồi quản cả Khâm thiên giám,
Quốc sử quán. Điều đó đủ biết ông thạo việc và uyên bác đến mức nào. Và
cũng cho thấy công ông to lớn nhường nào trong buổi đầu lập quốc, khi lần
đầu tiên đất nước được thống nhất trên suốt một vùng lãnh thổ từ Nam chí
Bắc.
Mùa đông năm 1825, Trịnh Hoài Đức mất, thọ 60 tuổi, trong khi đang tại
nhiệm. Vua Minh Mạng rất thương tiếc, đã bãi triều ba ngày để tang ông như
một đệ nhất công thần. Vua còn phái hoàng tử Miên Hoang đưa thi hài ông
về an táng tại quê mẹ là làng Bình Trước, dinh Trấn Biên thể theo nguyện
vọng của ông trước khi mất. Khi linh cữu về tới Gia Định, Tổng trấn Lê Văn
Duyệt - người đứng đầu ban võ của triều đình - đã đích thân tới phúng điếu
và đưa tới huyệt tại dinh Trấn Biên tức tỉnh Biên Hòa ngày nay.
Năm 1852, đời vua Tự Đức, bài vị Trinh Hoài Đức được đưa vào thờ ở
Trung hung công thần miếu trong hoàng thành.