Bộ sách là một trong những công trình đầu tiên, đặc sắc nhất, tin cậy nhất
về dư địa chí vùng đất phía Nam. Nó gần như một thứ bách khoa thư, hay ít
nhất cũng như giáo trình đầy đủ mà thời đó, những vị quan lại nào được bổ
về cai trị Lục tỉnh đều phải đọc kĩ. Thậm chí cho đến nay, bất cứ người nào
nghiên cứu về Nam Bộ cũng không thể bỏ qua, đặc biệt khi muốn tìm hiểu
những con người, những địa danh không còn nữa của nước Thúy Chân Lạp
và Phù Nam xưa kia.
Nó có giá trị ngang với bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, mô tả toàn
diện lịch sử và dư địa chí của vùng đất chúa Trịnh chiếm được từ năm 1774,
từ sông Gianh đến Quảng Ngãi. (Lê Quý Đôn từng được giao làm Hiệp ữấn,
điều hành những trấn (tỉnh) mới này). Kết hợp với nhau, hai bộ sách này vẽ
nên một diện mạo đầy đủ của xứ Đàng Trong.
Chính vì vậy khi đặt chân lên đất Nam Kì, thực dân Pháp đã cho dịch Gia
Định thành thông chí ra tiếng Pháp (1863) để phục vụ cho công cuộc chinh
phục của chúng. Trung Quốc cũng xuất bản tác phẩm này tại Bắc Kinh