HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 166

(1991), khi nghiên cứu lịch sử của quá trình di dân sang Việt Nam cuối thời
Minh, tạo nên một cộng đồng người Minh hương ở Việt Nam.

Lăng mộ Trịnh Hoài Đức nằm ở địa phận phường Trung Dũng, thành phố

Biên Hòa, người dân địa phương quen gọi là "lăng Ông". Từ năm 1938,
Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho phép trường Viễn Đông Bác cổ
xếp lăng mộ Trịnh Hoài Đức là "cổ tích xứ Nam Kì". Năm 1990 trong dịp kỉ
niệm vùng đất "Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển",
khu mộ được trùng tu, tôn tạo đẹp hơn trước rất nhiều và được Nhà nước
công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

TRỊNH HOÀI ĐỨC, NHÀ THƠ

Ngoài tư cách một nhà khảo cứu sử học và địa lí học với bộ sách Gia

Định thành thông chí, nhà thiên văn với Lịch đại kỉ nguyên, Khang tế lục,
Trịnh Hoài Đức còn là một nhà thơ. Ông để lại hai tập thơ chữ Hán cấn Trai
thi tập (in khắc năm 1819), gồm những bài thơ làm từ 1783 - 1819 và Bắc sứ
thi tập
là tập thơ làm khi đi sứ. ông còn là tác giả của một số thơ chữ Nôm,
trong đó có 18 bài liên hoàn Đi sứ cảm tác, chưa kể tuyển Gia Định tam gia
thi
viết chung.

Thơ chữ Hán và chữ Nôm của Trịnh Hoài Đức đều theo thể thất ngôn bát

cú, thiên về mô tả cảnh vật và sinh hoạt ở những nơi ông đến, đồng thời bộc
lộ cảm xúc của mình, gắn bó với đất nước và con người nơi ông đã chọn làm
quê hương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.