Được các văn nhân mặc khách tìm đến kết giao, Phan Huy Hạo luôn sẵn
lòng đàm đạo mọi chuyện - từ văn thơ, lễ nghĩa đến lịch sử, địa lí... Nhưng
chính qua những cuộc tiếp xúc ấy, anh nhận thấy lối học khoa cử chỉ đưa các
văn nhân đến chỗ dễ sinh hư văn mà không gắn gì với thực tế cuộc đời. Đọc
sách của "thánh hiền", họ chỉ quen học thuộc lòng như nuốt lấy các giáo
huấn mà không hề có ý thức tranh biện. Phan Huy Hạo thì không thế. Anh
luôn chọn cho mình lối đọc có suy nghĩ: đọc không chỉ để lĩnh hội mà còn
để tìm ra cái hay, cái dở trong từng cuốn sách. Và anh ghi lòi phẩm bình của
mình vào một cuốn sổ riêng. Theo thời gian, cuốn sổ của anh được chép đầy
dần các bài thơ hay của các đời, kèm theo những lòi bình luận ý vị, sâu sắc
về cái hay, cái đẹp của nhiều bài thơ cũng như sở trường sở đoản của tác giả.
Ví như về thơ Nguyễn Trãi, anh nhận thấy có vẻ "ôn nhã, trung hậu, lời đặt
chỉ cần khí phách, không cần chải chuốt... tình tứ, thấm thía, không thể đem
từng chữ từng câu ra bàn được". Với một số lĩnh vực trước thuật khác cũng
vậy, anh đều ghi lại ý kiến của mình về các trước tác của tiền nhân mà anh
có dịp tìm hiểu.
Có lần tình cờ đọc được những lòi phẩm bình ấy, ông Phan Huy ích nói
với con:
- Con chăm chỉ biên chép như thế là rất tốt. Những lòi bàn luận của con
cũng rất sâu sắc, cha có lòi ngợi khen. Chẳng hay con có ý định soạn sách