Thấy cậu bé khôi ngô, thông tuệ, con nhà gia giáo, thầy Võ Trường Toản
rất yêu. Lại mến vì chỗ ông và gia đình cậu cùng là người Minh hương, vì
hoàn cảnh mà quyết chọn đất Đại Việt làm quê hương mới, nên ông hết lòng
dạy dỗ trò Đức. Cùng học thầy Toan còn có hai người nữa là Lê Quang
Định, hơn Đức 6 tuổi và Ngô Nhân Tịnh, kém cậu 4 tuổi, nhưng ba người
chẳng phân biệt tuổi tác, chơi với nhau rất thân. (Sau này cả ba cùng đỗ một
khoa, làm quan đồng triều, giúp chúa Nguyễn được nhiều việc lớn. Họ cũng
hợp thành một nhóm nhà thơ Nam Bộ nổi tiếng -"Bình Dương thi xã" - được
người đời gọi là Gia Định tam gia, để lại một tập thơ in chung Gia Định tam
gia thi trong kho tàng thơ văn Việt).
Năm 1788, Nguyễn Ánh đoạt lại được đất Gia Định, liền tính ngay đến
việc lập triều đình riêng, vì bấy giờ anh em nhà Tây Sơn bất hoa, chắc khó
mà bền lâu được. Nguyễn Ánh gấp rút mở một khoa thi kén người tài giỏi.
Ba bạn đồng môn Trịnh, Ngô, Lê rủ nhau ra ứng thí, đều đỗ đạt ở thứ bậc
cao.
Trịnh Hoài Đức, lúc này đã cưới một cô gái Việt họ Lê làm vợ, được bổ
làm Hàn lâm viện Chế cáo, rồi sưng chức Điền tấn quan, giúp chúa Nguyễn
khai khẩn đất đai về phía Nam. Năm 1793, ông được phong làm Đông cung
thị giảng, giúp Hoàng tử Cảnh chuyện học hành, rồi phò hoàng tử ra giữ
thành Diên Khánh (tức Khánh Hòa). Năm sau, ông được cử làm Kí lục dinh
Trấn Định (hiện là Mỹ Tho).
Năm 1801, Nguyễn Ánh giành lại hầu hết đất đai trước đây của các đời
chúa Nguyễn, xưng đế hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân. Tháng Giêng
năm sau (1802), ông ta tiến ra Bắc, chấm dứt triều đại Tây Sơn, thống nhất
đất nước. Là vua sáng lập của triều Nguyễn, Gia Long phải giải quyết rất
nhiều việc xây nền đặt móng cho vương triều mới, quản lí một địa bàn rộng
lớn xưa nay chưa từng có, từ Lạng Sơn đến tận Hà Tiên. Để tổ chức lại triều
chính, vua Gia Long lập ra sáu bộ (Hộ, Hình, Lại, Lễ, Binh, Công), và bổ
nhiệm các quan đầu triều. Trịnh Hoài Đức được xếp là khai quốc công thần,
giao chức Thượng thư bộ Hộ kiêm phụ trách Khâm thiên giám, coi việc
thiên văn, lịch pháp...