VŨ DUY THANH (1807 - 1859)
Ông trạng thiết kế tàu
T
rước thế kỉ 19, nước Nhật thi hành chính sách bế quan tỏa cảng triệt để.
Năm 1853, bốn chiếc tàu chiến của Mỹ, trong đó có hai chiếc chạy bằng
động cơ hoi nước tiến thẳng đến Tokyo dương oai diễu võ. Người Nhật hoàn
toàn không có khả năng chống cự, phải thực hiện yêu sách mở cửa cho các
nước phương Tây. Đó là một thất bại cay đắng của nước Nhật, nhưng họ đã
rút ra được bài học quan trọng để cải cách đất nước dưới thời Minh Trị thiên
hoàng. Người Nhật ra sức học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây. Nhiều
chuyên gia được cử ra nước ngoài học tập và không ngại sử dụng tình báo
công nghiệp để lấy cắp kĩ thuật đóng tàu. Chẳng bao lâu sau họ đã có một
lực lượng hải quân hùng hậu có thể đương đầu với các cường quốc phương
Tây.
Tình thế đất nước ta cũng chẳng khác nước Nhật hồi ấy.
Năm năm sau sự kiện tàu chiến Mỹ xâm phạm nước Nhật, ngày 1-9-1858
thực dân Pháp do tướng Genouilly chỉ huy cho tàu chiến tấn công bán đảo
Sơn Trà, Đà Nẵng. Nguyễn Tri Phương được cử cầm quân chống cự. Triều
đình Tự Đức phân hóa thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Bên cạnh những
tên tuổi như Phạm Văn Nghị, Nguyễn Tri Phương, Vũ Phạm Khải, Phạm
Thế Hiển... trong phe chủ chiến có một nhà khoa bảng danh vọng là Vũ Duy
Thanh.
Vũ Duy Thanh sinh năm 1807 ở làng Kim Bồng, phủ Yên Khánh (nay là
xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Ông nổi tiếng là một
thần đồng với nhiều giai thoại khi còn trẻ, văn thơ nức tiếng, nhưng việc thi
cử lại lận đận. Năm 36 tuổi ông mới đỗ tú tài, rồi cử nhân, nhưng hai lần thi
Hội đều bị hỏng. Mãi đến năm 1851 (Tự Đức năm thứ tư) khi đã 44 tuổi,
ông lại khăn gói vào Kinh đô Huế thi Hội và đỗ Phó bảng. Cũng năm này,
triều đình mở Chế khoa Bác học hoành tài. Đó là một khoa thi đặc biệt và