những sự trì trệ, lạc hậu của xứ sở mình và thường đăm chiêu suy nghĩ, làm
thế nào để nước mình theo kịp các nước trên bốn biển năm châu.
Năm 1858, Pháp nổ súng đánh vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu
cuộc xâm lược nước ta. Thất bại trong cuộc đối đầu đầu tiên, triều đình
không làm gì khác hơn là "giận cá chém thớt", trút nỗi giận thất bại lên đầu
các giáo dân vô tội mà họ quy kết là nối giáo cho giặc.
Trước cuộc truy lùng gắt gao, Gauthier phải ra nước ngoài tạm lánh. Ông
cố đạo mang người "đệ tử" thân tín Nguyễn Trường Tộ đi theo. Từ Sài Gòn,
Nguyễn Trường Tộ lên tàu sang Paris. Tại kinh đô của nền văn hóa và khoa
học kĩ thuật châu Âu, ông được cố Hậu giới thiệu cho đi học, để có điều kiện
nâng cao kiến thức nhiều mặt.
Hơn hai năm được sống trong điều kiện thuận lợi mở mang kiến thức,
Nguyễn Trường Tộ tận dụng thời gian để học hỏi, đi thăm thú các nơi, thấy
gì cũng tìm hiểu, cũng suy nghĩ, như ông đã ghi lại trong Di thảo số 3:
"Không môn nào tôi không để ý đến, cái cao cả của thiên văn, cái sâu xa của
địa lí, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị
nghệ, các môn chính trị, thuật số"... Ông có dịp đi thăm một số nước châu
Âu như Ỷ, Thụy Sĩ. Trên đường sang Pháp và từ Pháp trở về, ông còn ghé
qua Hồng Kông và Singapore, chứng kiến cuộc sống thay đổi của những
người "đồng chủng, đồng văn" để thấy họ sống ra sao khi tiếp xúc với
phương Tây.
"Mở cửa chứ không nên khép kín"
Nhờ khổ công rèn luyện, khi về nước (1861) Nguyễn Trường Tộ đã được
trang bị kiến thức khá toàn diện, cả về khoa học tự nhiên và xã hội với
những trải nghiệm quý báu. Lúc này, Sài Gòn - Gia Định đã bị quân Pháp và
Tây Ban Nha chiếm đóng. Người Pháp giữ ông lại để làm công việc phiên
dịch những công văn giấy tờ trao đổi giữa triều đình Huế và soái phủ Pháp ở
Sài Gòn. với thiện chí làm hoa dịu mối quan hệ Pháp - Nam, ông đã nhiều
lần sửa bớt chữ nghĩa trong công hàm của đôi bên, tránh những lời lẽ quá