LỜI ĐẦU SÁCH
"H
iền tài là nguyên khí của quốc gia". Câu nói ấy, quan niệm ấy ngày nay
đã trở thành quen thuộc, như một chân lí được ông cha ta truyền lại từ mấy
trăm năm trước. Đó là lời khẳng định nổi tiếng được khắc trên tấm bia tiến
sĩ đầu tiên vinh danh các tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442). Nguyên
văn đầy đủ như sau: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh
thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống
thấp. Bởi vậy, các đấng thánh đế minh vương, chẳng ai không lấy việc bồi
dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ
sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển cửa đất nước. Vì
thế, cái ý tôn trọng họ, thật là vô cùng... " (Theo bản dịch Tuyển tập văn bia
Hà Nội).
Tác giả những lời này là Thân Nhân Trung, Phụng trực đại phu, Hàn lâm
viện Thừa chỉ, Đông các đại học sĩ dưới thời Lê. Năm 1484, khi Lê Thánh
Tông cho khắc thiếu các bậc anh tài, nhất là vào thế kỉ 20, khi mà khát vọng
độc lập tự do hòa đồng với khát vọng tự tôn, vươn lên "sánh vai các cường
quốc năm châu" như lời Bác Hồ hằng mong ước. Không chỉ ở một hai lĩnh
vực, mà hầu như trong mọi lĩnh vực chuyên môn đều xuất hiện các nhà khoa
học tài ba, nhiều người trong số đó đã trở thành danh nhân của đất nước,
hoặc có tầm cỡ quốc tế. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi chia sách thành
hai tập, xếp theo trình tự thời gian năm sinh năm mất của nhân vật; nhưng
cũng có khi trình tự này được đảo đôi chút cho phù hợp với giai đoạn xuất
hiện của nhân vật trong bối cảnh chung. Do trình độ có hạn của người biên
soạn và cũng do sự hạn chế về tư liệu, chắc chắn tập sách này còn để sót
không ít bậc "hiền tài" xứng danh là "nguyên khí quốc gia". Rất mong được
bạn đọc lượng thứ và coi đây như một cuốn sách để ngỏ, hi vọng sẽ có dịp
bổ sung, chỉnh lí khi tái bản.
Hà Nội, Năm Thanh niên 2011
NHÓM BIÊN SOẠN