Pháp sư đem bài thơ dâng lên vua. Vua cho thiền sư Khuông Việt (cũng là
một vị đại sư) xem và hỏi ý. Khuông Việt cắt nghĩa: "Thơ này có ý tôn trọng
bệ hạ không khác gì vua Tống". Ý rằng, vua Tống tự nhận mình là trời thì
cũng phải thừa nhận ngoài mình ra còn có "trời" khác nữa (ở phương Nam)
cũng chiếu sáng không khác gì mình!...
Đỗ Pháp Thuận là vị thiền sư nổi tiếng thời Tiền Lê. Ông được Lê Hoàn
tôn làm đại sư cố vấn. Tiếc là sử sách không lưu lại được nhiều và cụ thể về
ông. Chỉ biết ông sinh năm 915 nhưng không rõ quê quán, mất năm 990, thọ
75 tuổi. Ông xuất gia từ thuở nhỏ, tu ở chùa Cổ Sơn, Thanh Hóa, sau theo
học ở chùa Long Thụ. Thiền uyển tập anh có lẽ là cuốn sách chép về ông kĩ
nhất: "Sư là người học rộng có tài phò vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời...
Khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, Sư có công luận bàn, hoạch định các sách
lược bảo vệ, xây dựng đất nước thịnh vượng. Khi thiên hạ thái bình, Sư
không nhận chức tước của triều đình phong thưởng, nên vua Đại Hành lại
càng kính trọng, thường tôn xưng là Đỗ Pháp sư, chứ không dùng tục danh
như đối với các vị đại thần khác...".
Tương truyền, nhiều lời phát ra của Pháp sư được coi như những lời
"sấm", ứng vói những việc lớn (đại sự) của đất nước và triều đình. Tiếc rằng
không lưu lại được. Tuy nhiên, sách Thiền uyển tập anh đã ghi lại một bài
thơ của ông làm để trả lời vua Lê khi được hỏi về vận nước. Bài thơ không
có tên, được chép lẫn trong một cuốn sách cách đây đã nhiều thế kỉ, nhưng
cùng vói thời gian đã phát lộ vị trí "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử văn
hiến Việt Nam. Nguyên văn bài thơ đó như sau:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lí thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.
Bùi Duy Tân dịch:
Vận nước bền vững mãi
Trời Nam mở thái bình