Câu chuyện nhuốm màu huyền thoại này nói lên tài cao và đức độ của
Chu Văn An đã làm lay động cả quỷ thần.
TỂ TƯỚNG PHẢI QUỲ GỐI BÊN
GIƯỜNG THẦY
Một hôm quan Hành khiển (Tể tướng đương triều) Phạm Sư Mạnh về
thăm thầy Chu. Gặp ngày phiên chợ, người mua kẻ bán chật đường. Quân
lính thét loa, vung roi dẹp lối. Chuyện đến tai thầy. Khi quan Hành khiển
vào nhà, thầy chỉ thẳng vào mặt mà mắng:
- Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ thì ta còn mặt mũi
nào mà ngẩng nhìn mọi người.
Nói đoạn, thầy đứng dậy, phủi áo, bỏ vào nhà trong. Phạm Sư Mạnh vừa
sợ thầy, vừa hối hận, cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi rồi mới dám ra
về. Từ đó mỗi khi về làng thăm thầy, quan hành khiển họ Phạm chỉ dám mặc
áo vải thâm, đi một mình như người dân thường để giữ đúng lễ thầy trò.
CAO BÁ QUÁT VỊNH CHU VĂN AN
Chu Văn An là danh sĩ đất Thăng Long thế kỉ 14. Cao Bá Quát là danh sĩ
Hà Nội thế kỉ 19. Hai người là đồng hương, cách nhau năm thế kỉ. Cảm
phục người xưa, Cao Bá Quát có làm một bài thơ chữ Hán vịnh Chu Văn
An, dịch nôm như sau:
Tiết cứng, lòng trong, khí phách hùng
Một tay muốn kéo lại vầng hồng
Cô trung sấm sét không chồn chí
Thất trảm yêu ma phải rợn lòng
Trời đất soi chung vầng hào khí
Nước non còn mãi nếp cao phong