thi thố tài năng được thầy dày công dạy bảo, Hiến Tông đã mất sớm, ở tuổi
23. Ý nguyện của Chu An thế là không thành.
Em của Hiến Tông là hoàng tử Hạo lên nối ngôi, tức Trần Dụ Tông. Dụ
Tông vốn cũng là người thông minh, khi còn nhỏ rất kính sợ sư phụ của
hoàng tử anh (và dường như cũng từng học thầy Chu). Nhưng rồi vì mải mê
tửu sắc nên đã để bọn gian thần lộng quyền. Nhà vua hiểu uy tín của thầy
Chu cực cao và học trò ông đầy triều, nên có ý nể trọng. Chính vì vậy, cho
dù Chu An đưa ra tờ sớ như sấm động tròi quang, nhà vua cũng chỉ có cách
là... lờ đi không trả lời. Song ba chữ "Thất trảm sớ" đã được truyền từ đời
này sang đời khác, trở thành một thước đo về sự cương trực và khí phách
cho người sau noi theo...
Về Chí Linh, gọi là ở ẩn, nhưng Chu An vẫn không xa rời phận sự của
một nhà nho. Ông mở trường dạy học và luôn để tâm đến vận mệnh đất
nước. Về sau, vua Dụ Tông có ý hối hận, muốn mời Chu An về kinh trao
cho chức trọng quyền cao. Nhà vua nhờ mẹ là Hiến Từ Hoàng thái hậu dùng
uy tín của mình để vời thầy, nhưng bà nói thẳng:
- Đấy là người không thể bắt làm tôi tớ được, ta sai bảo thế nào được ông
ta.
Cho đến tận cuối đời, Chu An chỉ một lần về kinh. Đấy là khi nhà Trần
giành lại được ngôi báu, đưa Trần Nghệ Tông lên làm vua. Trước đó, Dụ
Tông mất mà không có con. Nhân lúc triều chính rối ren, Dương Nhật Lễ
(con nuôi của Cung Túc Vương) lên tiếm ngôi, toan đổi triều đại nhà Trần
sang họ Dương. Nhật Lễ lên trị vì chưa đầy năm thì bị giết chết. Nghe tin
ngôi báu được khôi phục, Chu An lúc ấy đã già cả, chống gậy về kinh chúc
tụng Trần Nghệ Tông, rồi lại cáo biệt trở về nơi ẩn cư...
Chu An sáng tác rất nhiều thơ trong Quốc âm thi tập bằng chữ Nôm và
Tiều Ấn thi tập bằng chữ Hán. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu Đông y để chữa
bệnh, biên soạn cuốn Y học yếu giải tập chú di biên.
Chu An mất năm 78 tuổi, được vua Trần Nghệ Tông ban tặng tên thụy là
Văn Trinh, có nghĩa là người bên ngoài thuần nhã, hiền hòa, bên trong chính
trực kiên định. Do tên thụy này người đời mới gọi ông là Chu Văn An. Chu