phân tích vói y điều hơn lẽ thiệt, mà sau này ông có nhắc lại trong câu:
"Miệng hổ lăn mình, quyết nghị hòa để hai nước can qua được nghỉ". Cuối
năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã đầu hàng,
khiến quân ta giành được chiến thắng mà không tốn một mũi tên hòn đạn.
Có lẽ giờ phút sảng khoái nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi là được thay
mặt vua viết Bình Ngô đại cáo - một áng "thiên cổ hùng văn" - làm nức lòng
mỗi người dân Đại Việt, nêu lên cái đạo lí của dân tộc:
Đem đại nghĩa thắng hung tằn
Lấy chí nhân thay cường bạo.
Công lao và sự nghiệp đánh giặc cứu nước của Nguyễn Trãi thật to lớn,
như sử gia Lê Quý Đôn nhận định "Ngàn năm không thể mai một được".
Thần tử của triều Lê
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập nên triều Lê.
Nhưng chính khi "giang sơn từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững nền" như lời
Nguyễn Trãi trong bài cáo, thì ngay từ những ngày đầu, trong vương triều đã
phát sinh mâu thuẫn dẫn đến những cuộc thanh trừng thảm khốc. Những
tướng lĩnh họ Lê quê ở Lam Sơn (Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khả, Lê Khắc Phục.)
kết bè kết đảng, lợi dụng tính đa nghi của Lê Thái Tổ lấn át các khai quốc
công thần.
Công lao như Nguyễn Trãi mà chỉ được phong tước Quan phục hầu, với
chức Nhập nội hành khiến, Lại bộ thượng thư. Đó chỉ là những chức vụ bậc
trung ở triều đình, không đủ quan trọng cho phép ông thi thố tài kinh bang tế
thế.
Năm sau (1429), vua Thái Tổ sai bắt Trần Nguyên Hãn, một đệ nhất công
thần chỉ vì Nguyên Hãn họ Trần, sợ ông có ý định khôi phục vương triều
của dòng họ mình, khiến ông phải nhảy xuống sông tự tử. Sử không chép,
nhưng qua thơ văn Nguyễn Trãi, có thể thấy ông cũng bị hạ ngục vì... liên
quan. (Nguyên Hãn là cháu nội Trần Nguyên Đán, còn Nguyễn Trãi là cháu
ngoại). Tuy chỉ bị bắt một thời gian ngắn thì được tha, nhưng từ đấy ông