hàn khâm dạ bất miên" (Cả đêm ngồi khoác tấm chăn lạnh / Lo nghĩ về dân
không ngủ được.) vì niềm trăn trở:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
"Tấc lòng ưu ái cũ" ấy là lòng lo cho nước cho dân mà ông ngoại Trần
Nguyên Đán đã dạy từ buổi còn thơ. Trong thơ văn, Nguyễn Trãi không ít
lần nói về tấc lòng "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" này.
Năm 1439, Lê Thái Tông đã 16 tuổi, giành lại quyền chấp chính, tiến
hành thanh trừng các quyền thần, giết Lê Sát, rửa oan cho những người bị
hãm hại. Năm 1440, nhà vua vời Nguyễn Trãi quay trở lại giúp triều đình,
phong cho ông chức Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm thừa chỉ học sĩ, coi
việc Tam quán (các cơ quan phụ trách về văn hóa, giáo dục thời Lê)...
Mặc dù đã bước vào tuổi 60, Nguyễn Trãi vô cùng hào hứng, không phải
vì quyền trọng, chức cao mà vì lại có cơ hội thực hiện lí tưởng mình theo
đuổi. Ông viết Biểu tạ dâng vua:
Thương thần như ngựa đến tuổi già,
còn kham rong ruổi,
Coi thần như thông qua năm rét,
càng dạn tuyết sương.
Và hứa sẽ làm tròn nhiệm vụ:
Thần xin giữ bền tiết cũ, mong kịp người xưa.
Thảm kịch Lệ Chi viên
Song Nguyễn Trãi đã không thực hiện được ước vọng của mình.
Số là, trong các phi tần được vua sủng ái có hai người là Nguyễn Thị Anh
và Ngô Thị Ngọc Dao. Cuối năm 1440, Nguyễn Thị Anh có mang, sinh ra
hoàng tử Bang Cơ. Là người khôn ngoan, lấy được lòng vua, bà được vua
phong làm Thần phi, đồng thời lập Bang Cơ làm Thái tử. Cũng vào lúc đó,
có tin Ngô Thị Ngọc Dao mang thai, lại có tin đồn hôm bà mang thai đã