không còn được tin dùng nữa, thậm chí bị nhà vua ghét bỏ. Ông sống tủi khổ
ở Đông Đô (nhà Lê dùng tên này thay cho Thăng Long) vói thân phận "triều
quan chẳng phải, ẩn chẳng phải", vì tuy vẫn mang danh này nọ nhưng hoàn
toàn bị vô hiệu hóa. Chỉ những lúc cần người thay mặt mình viết chiếu, vua
mới vời đến. Chẳng hạn, khi xuống chiếu Cấm các đại thần, tổng quản cùng
các quan ở Viện, sảnh, Cục tham lam, lười biếng, Chiếu "Hậu tự huấn" để
răn bảo Thái tử... Đặc biệt, năm 1431, ông thay mặt Lê Lợi soạn Lam Sơn
thực lục, tác phẩm ghi lại toàn bộ cuộc kháng chiến chống quân Minh, cho
đến nay vẫn còn nguyên giá trị về sử liệu.
Trước khi mất, Lê Thái Tổ dường như có ân hận về sự đối xử "không
phải" với các công thần, nên đã dặn lại con phải đặt Nguyễn Trãi vào một
chức vị xứng đáng. Lê Quý Đôn viết "Thái Tông lên ngôi thì do cố mệnh
của Thái Tổ mà Nguyễn Trãi làm phụ chính" (Toàn Việt thi lục). Bởi vậy,
ông lại được triệu vào triều dạy vị vua còn ở tuổi thiếu niên. Thòi gian này,
ông đã soạn sách Dư địa chí để nhà vua có kiến thức về đất nước. Ông
thường dặn bảo nhà vua "Phúc chu thủy tín dân do thủy" (Lật thuyền mới
biết sức mạnh của dân như nước). Khi được Lê Thái Tông cử ra làm lễ nhạc,
ông cũng nhân dịp ấy khuyên vua: "Dám xin bệ hạ rủ lòng thương mà chăn
nuôi muôn dân, khiến cho trong thôn cùng ngoài xóm vắng không một tiếng
hờn giận oán sầu, đó tức là đã giữ được cái gốc của nhạc...".
Thế nhưng Nguyễn Trãi không thể can thiệp được sâu hơn vào triều
chính. Sử gia Trần Trọng Kim cho biết "công việc gì cũng ở quan phụ chính
Lê Sát quyết định hết cả... hễ triều thần ai là người không phục tòng thì tìm
cách làm hại" (Việt Nam sử lược). Nguyễn Trãi chán nản, xin về Côn Sơn
hưu trí. Tại đây, ông sửa lại động Thanh Hư của ông ngoại, mở rộng chùa
Tư Phúc ở Côn Sơn. Ông làm thơ, ca ngợi cuộc sống an nhàn:
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh, nguyệt bạch khách lên lầu.
Song thực ra, đây mới chính là lúc buồn chán nhất của con người thèm
khát được cống hiến cho nhân dân, đất nước. Hằng đêm, ông vẫn "Tọa ủng