HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA TẬP 1 - Trang 64

rồi nghĩ đến thân phận cá chậu chim lồng của mình cũng chẳng khác gì
những con chim kia, anh lại thả cho chúng bay đi.

Thỉnh thoảng anh được theo hầu vua đi thị sát công việc xây Tử Cấm

Thành. Những khi ấy, anh đều để ý xem xét địa hình, địa vật kinh thành. Trở
về, anh âm thầm vẽ vẽ vạch vạch đồ án theo chủ kiến của mình, sắp đặt
những cung điện, lâu đài phù hợp với phong thủy và điều kiện tự nhiên vùng
đất này. Nhưng anh không đưa cho ai xem, càng không hề lộ cho nhà vua
biết. Ngoài ra, anh còn thu nhặt những mẩu gỗ, cành cây, lau sậy... tỉ mẩn
đẽo gọt, lắp ghép thành các mô hình lâu đài trông như thật.

Công trình Tử Cấm Thành đã khỏi công từ năm 1406 nhung tiến triển rất

chậm. Vua Minh Thành Tổ ngày càng sốt ruột, đứng ngồi không yên. Một
hôm đi dạo trong cung, qua chỗ của A Lưu, nhà vua bất chợt rẽ vào, thấy
anh đang miệt mài đục đẽo. A Lưu sợ hãi quỳ xuống tung hô vạn tuế, không
ngờ vua không quở mà còn bắt dẫn đi xem các mô hình. Rồi vua ngồi lại hỏi
han về nghề nghiệp trước đây của A Lưu khi còn ở Đại Việt. Biết gặp được
người tài, Minh Thành Tổ liền hỏi anh về việc xây Tử Cấm Thành. Gặp
được dịp may, A Lưu manh dạn tâu bày những ý tưởng của mình và đem các
bản phác họa dâng vua xem. Nhà vua càng xem càng tỏ ý hài lòng. Ngay
hôm sau, trong buổi thiết triều, Minh Thành Tổ hạch hỏi Thượng thư bộ
Công về tiến độ xây dựng Tử cấm Thành và quở trách khá nặng nề. Đồng
thời vua phán truyền cho kiến trúc sư Thái Tín cùng với A Lưu bổ sung,
chỉnh sửa lại thiết kế.

Được chính nhà vua làm hậu thuẫn, mọi việc đều răm rắp thi hành. A Lưu

được đặc cách lo việc dựng các cung điện chính, gồm ba điện Phụng Thiên,
Hoa Cái và Cẩn Thân, hai cung Càn Thanh và Khôn Ninh. Vốn tinh xảo
nghề mộc, A Lưu thiết kế các cung điện này bằng gỗ, được nhà vua chuẩn y.
Gỗ quý từ các nơi kìn kìn chở về. A Lun chọn những thợ khéo tay người
Hán và người Việt để "đào tạo lại", miệng nói tay làm, sống gần gũi chan
hòa với thợ theo cách các hiệp thợ Việt ngày trước, nên được thợ thuyền nể
phục, răm rắp làm theo. Đen năm 1420 thì Tử Cấm Thành hoàn thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.