TRIỆU THÁI
(THẾ KỈ 15)
Nhà làm luật đầu tiên của nước ta
V
ào những năm cuối cùng của thế kỉ 14, nhà Trần trở nên suy yếu. Vua
Nghệ Tông trước khi mất (1394) giao cho một người họ hàng bên ngoại vua
là Lê Quý Ly làm Phụ chính Thái sư. Quý Ly rất chuyên quyền, có mưu đồ
thoán đoạt. Bốn năm sau, ông phế bỏ Thuận Tông, đưa Thái tử Án mới 3
tuổi lên ngôi, tức Trần Thiếu Đế. Hai năm sau nữa (1400), ông bắt Thiếu đế
(vốn là cháu ngoại) nhường ngôi cho mình, đổi thành họ Hồ vì tổ tiên từ
Trung Quốc sang, vốn họ này, lập ra nhà Hồ.
Nhà Hồ có nhiều chính sách tiến bộ. Riêng về việc tuyển chọn nhân tài,
Hồ Quý Ly thấy được sự cần thiết của các tri thức thực tế nên đặt thêm môn
Toán pháp vào các kì thi, người đỗ đạt được gọi là Thái học sinh (tức Tiến
sĩ).
Lấy cớ giúp nhà Trần khôi phục lại cơ nghiệp, triều đình nhà Minh bên
Trung Hoa đem quân sang đánh nước ta. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại. Cha
con Hồ Quý Ly bị bắt về Kim Lăng giam giữ. Quân Minh còn truy tìm
những người có tài đức, học rộng, văn hay, hiểu toán pháp... đưa sang Trung
Quốc để nước ta hết người tài.
Trong số những người bị bắt ấy có một thanh niên tuấn tú, đã đỗ kì thi
hương là Triệu Thái (chưa rõ năm sinh), quê ở xã Hoàng Chung, huyện Lập
Thạch, thuộc Tây Đạo (nay là thôn Hoàng Chung, xã Đồng Ích, huyện Lập
Thạch, Vĩnh Phúc). Thái thông minh, ham học, thích đọc sách để mở mang
kiến thức. Trong tình thế gần như giam lỏng bên nước người, Thái tận dụng
mọi điều kiện để học hành. Mấy khi có thể đến tận "quê hương của chữ
thánh hiền" (tức chữ Nho, theo quan niệm thời ấy) với sách vở đầy đủ như
thế! Chẳng bao lâu, sức học của anh vượt chính những người Trung Quốc và