Hơn nữa, trong năm ngày này, Hách Khải cũng không phải chỉ biết nhìn
chằm chằm vào tốc độ khôi phục thương tổn của thân thể. Tuy rằng tạm
thời hắn còn chưa thể luyện võ, nhưng mà trong đầu lại không ngừng mô
phỏng và nhớ lại cuộc chiến hôm đó. Đồng thời, trong năm ngày này hắn
cũng không ngừng thí nghiệm và làm quen với các loại đặc tính của nội
lực.
Đầu tiên, nội lực có thể bị khống chế, nhưng mà sự khống chế này có
giới hạn. Ví dụ như hiện tại, Hác Khải tối đa chỉ có thể đủ ngưng tụ nội lực
đến một cấp độ nhất định, nếu còn ngưng tụ tiếp thì sẽ có chút cảm giác
‘lực bất tòng tâm’. Giống như là khí lực của người bình thường vậy, có thể
nhấc lên đồ vật nặng một trăm cân, khẽ cắn môi, đoán chừng cũng nâng
được một trăm hai mươi cân, nhưng tuyệt đối không thể nâng được một
trăm năm mươi cân. Mà nội lực cũng làm cho người ta có loại cảm giác
như vậy, có thể ngưng tụ, có thể khuếch tán, có thể kéo dài ra bên ngoài,
nhưng mà ngưng tụ đến một độ dày nhất định, khuếch tán đến một độ
mỏng nhất định và kéo dài ra một khoảng cách nhất định thì sẽ không thể
tiếp tục được nữa. Cái đó chính là cực hạn, hoặc nói là cực hạn trước mắt
của Hách Khải.
Hác Khải còn nhớ rõ ràng, khi hắn sử dụng Bàn Nhược Chưởng đánh ra
Phật ấn bằng ánh sáng, thổi bay tên nội lực cường giả của Hứa gia, hắn đã
hô lên mấy chữ ‘Nội Khí Cảnh’. Có thể đoán rằng, Nội Lực Cảnh có lẽ
cũng không phải cấp độ cực hạn của nội lực, bên trên nó chắc rằng còn tồn
tại một cảnh giới gọi là Nội Khí Cảnh. Tuy rằng không dám hoàn toàn
khẳng định, nhưng Hách Khải nghĩ rằng Nội Khí Cảnh có lẽ sẽ liên quan
đến vấn đề nội lực nhiều hay ít, cấp độ ngưng thực nội lực và năng lực
khống chế nội lực.
Đó là một vài đặc tính của nội lực. Tiếp theo, Hác Khải cũng phát hiện
nội lực là có thể tăng trưởng. Khi hắn xác nhận cho ‘nhân vật của mình’
học Dịch Cân Kinh, thì đã được truyền tải vào não rất nhiều tri thức, tư thế,