Alexandre Dumas
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 30
Nổi giận
Có lẽ đến đây độc giả cũng thấy được vì sao tôi lại để các nhân vật lịch sử
chiếm một vị trí trong cuốn tiểu thuyết này ngoài các phe phái đã nêu. Như
vậy, tự họ sẽ xuất hiện vào truyện một cách vô tư, không thiên vị. Tôi
không hề để mình bị ảnh hưởng bởi các kỷ niệm cá nhân về những bất hạnh
của gia đình, về chiến trận ở Ai Cập mà cha tôi tham gia, cũng như bởi
những lời tung hô của những kẻ ngưỡng vọng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến
ngợi ca, cũng không bởi "mốt" bây giờ là quay lại phản đối Napoléon Đệ
tam, gièm pha quá khứ để nặn nên những nền tảng mà vương triều lung lay
dựa trên đó. Không, không ai hiểu tại sao nhưng tôi đã rất chân thành và sự
chân thành ấy, tôi chắc chắn mọi người sẽ công minh soi xét vào thời điểm
thích hợp. Do đó niềm tin của tôi ở thời điểm chúng ta đang nhắc tới, ngài
Tổng tài chắc cũng chờ đợi, là đi đến phản kết vận mệnh tối cao, hoà bình
và chiến tranh trong đó hoà bình là điều được mong đợi hết sức nghiêm túc.
Chúng ta sẽ không khẳng định được với tay chơi gặp may trước trò chơi để
náu trên chiến trường, rằng (ông biết rõ và tin chắc) thỉnh thoảng giấc mơ
của ông không bị những cái bóng của Arcole và Rivoli ám ảnh; chúng ta
cũng không khẳng định được thỉnh thoảng quá khứ của ông lại không bị
quấy đảo bởi cái nhìn mềm mại của những cành cọ trên sông Nil hay cái
Kim Tự tháp vững trãi Gizeh. Chúng ta cũng không biết ông đã thoát khỏi
các giấc mơ đen tối với tuyết ngập tràn ở Saint-Bernard hay khói mù mịt ở
trận Marengo hay chưa. Nhmng chúng ta chắc chắn ông đã thấy những quả
vàng sáng lên, những vòng cây sồi tượng trưng cho hoà bình trước những
ưu đãi của số phận ấy đã đóng cánh cửa đền thờ Janus.
Tuy nhiên, với những gì Bonaparte vừa làm được ở tuổi ba mươi mốt thì cả