nó, thế thì tại sao không cẩn thận mà lường trước để chẳng phải sẽ tốt hơn
khi không để cho chúng có thời gian lấy lại ưu thế và rồi giáng lại cho
chúng ta đòn chí tử khiến cả thế giới phải kinh ngạc ư? điều này khiến ông
chìm sâu vào những suy ngẫm sâu xa trong đó nước Pháp thì chờ đợi còn
châu Âu lại giương cổ ngắm nhìn.
Quả nhiên, động thái của nước Anh càng chứng tỏ cho những nghi ngờ của
Bonaparte là thật hay nói cách khác, giả sử Bonaparte muốn gây chiến thì
Anh quốc sẵn lòng chiều theo ý muốn ấy và nếu có trách thì chỉ trách nó đi
quá nhanh, điều mà chính Bonaparte cũng không muốn mà thôi.
Vua nước Anh đã chuyển thông điệp đến nghị viện của mình trong đó ông
ta phàn nàn về lực lượng vũ trang trên các cảng của Pháp, yêu cầu ngũ viện
có các biện pháp phòng bị để chống lại những tấn công mà kẻ khác đang
mưu đồ. Ý đồ xấu xa này khiến ngài Tổng tài căm tức cực độ, ông cảm
thấy rằng nhờ hoà ước này mà sự hợp lòng dân của ông ta mới tăng gấp đôi
ấy thế mà mới ký với Pháp xong, Bonaparte đã thấy nó sắp bị huỷ bỏ.
Trên thực tế. Theo hiệp ước Amiens, Anh quốc phải trả lại đảo Malte
nhưng họ đã không trả. Nước Anh phải trả Ai Cập nhưng nó vẫn đó, họ
phải trả mũi Hảo Vọng thế nhưng họ vẫn giữ nó.
Cuối cùng, nhận thấy cần phải thoát ra khỏi tình hình khó khăn, không thể
dung thứ và tệ hơn chiến tranh này, Bonaparte quyết định đàm phán với đại
sứ Anh quốc một cách thẳng thắn nhằm thuyết phục phe của ông ta chấp
nhận hai điểm: Trả lại Malte và Ai Cập. Điểm mới mà ông muốn thử là giải
thích rõ ràng với kẻ thù và nói cho họ biết điều họ chưa bao giờ làm với
nhau, sự thật về vị thế của ông.
Tối ngày 18 tháng Hai năm 1803, ông mời Lord Whitworth đến điện