Tuileries, Bonaparte tiếp ông ta trong phòng làm việc, mời ông ta ngồi một
đầu bàn lớn đối diện với ông.
- Thưa ngài, - ông nói - tôi muốn gặp riêng ngài để trực tiếp bày tỏ những
dự định của tôi mà có lẽ không vị bộ trưởng nào có thể nói rõ bằng tôi.
Thế là ông nhắc lại những quan hệ của mình với nước Anh kể từ khi ông
giữ chức Tổng tài, sự quan tâm của ông trong việc gửi điện báo việc nhậm
chức của mình đến chính phủ Anh, việc từ chối vô lối từ phía ông Pit rồi
ông ta vội vã nhượng bộ liên tiếp để ngồi vào bàn đàm phán và ký hoà ước
Amiens. Ông tỏ ra, với vẻ đau đớn hơn là giận dữ, nỗi niềm phiền muộn
khi cứ cố gắng mãi mà vẫn không đạt đến việc sống hoà thuận cùng Anh
quốc.
Ông nhắc lại cho viên đại sứ nghe những mánh khoé mà ông phải nhường
nhịn kể từ sau hiệp ước hoà bình. Ông tham phiền về những bài báo Anh
chống lại ông, những lời thoá mạ được đăng tải trên phương tiện truyền
thông của đám người tị nạn, về việc đón tiếp các hoàng thân quốc thích
Pháp sang Anh những người vẫn chưa chấp nhận thất bại và cuối cùng, ông
chỉ ra bàn tay nước Anh nhúng vào các lần mưu phản nhằm vào ông.
- Mỗi lần gió thổi từ Anh quốc đều mang đến cho tôi sự xúc phạm nào đó -
ông nói thêm - và bây giờ, ông thấy đấy, chúng ta đang ở tình trạng cần
phải thoát ra, đó là các vị có muốn thực hiện hiệp ước Amiens hay không?
Về phần mình, tôi đã nghiêm chỉnh thực lên nó. Hoà ước ấy buộc tôi phải
rút quân khỏi Naples, Tarente, các nhà nước La Mã trong vòng ba tháng thế
mà trong hai tháng, quân Pháp đã không còn ở những nơi nói trên. Cách
đây mười tháng, những phê chuẩn đều đã trao đổi thế mà bây giờ quân đội
Anh vẫn còn ở Malte và Alexandrie.