Chúng ta hãy cùng nghe kẻ lãng du bộc bạch cảm xúc thực của bản thân.
Phải nói rằng vào thời đó dù đã được nghe kể và được viết thành những vần
thơ, nhưng xứ sở này vẫn còn lạ lẫm lắm. Gabriel Ferry dù đã theo dấu vết
ấy cũng không làm được các tác phẩm "Những người tận vàng" hay "Bờ
biển những người Anh điêng". Gustave Aimard cũng không thấy hết được
các truyền thuyết tạo nên cuộc sống từ thẳm sâu những cánh rừng nguyên
sinh của mình không, tất cả đều trinh nguyên trong rừng và trên thảo
nguyên như chính bản thân chúng vậy. Và chính con người này đã lật bức
màn đầu tiên lên khỏi chúng, ông đã thấy sự duyên dáng và thanh thiết như
thuở ban sơ của ngày sáng thế.
"Sau khi đi qua Mohawk, thì tôi đặt chân vào những cánh rừng không
những chưa bị chặt phá bao giờ mà còn chưa được ai ghé thăm, tôi như
chao đảo trong men say, tôi đi từ cây này đến cây khác từ phải sang trái và
tự nhủ với mình rằng; ở đây, chẳng phải lựa chọn đường nào, không còn
thành phố, không còn những ngôi nhà chật hẹp, chẳng còn tổng thống,
chẳng còn nền Cộng hoà, chẳng còn vua chúa… và để thở xem mình có tự
lập được quyền tự do của mình không, tôi tha hồ làm hàng nghìn động tác
mình thích khiến cho anh chàng người Hà Lan làm hướng dẫn viên phát sợ,
chắc anh ta tưởng tôi bị điên” .
Ngay lập tức, kẻ lãng du nói lời từ biệt với nền văn minh, không có chỗ trú
ẩn nào ngoài rừng xanh, giường là mặt đất, lấy yên ngựa làm gối, lấy áo
choàng làm chăn và bầu trời chính là màn che êm ái. Còn về lũ ngựa, chúng
tự do đi lại với chiếc chuông nhỏ trên cổ và bằng bản năng giao tiếp kỳ
diệu, chúng không bao giờ để quá xa đống lửa do ông chủ đốt lên để xua
đuổi con trùng và rắn rết.
Một chuyến du hành theo kiểu Steme đã bắt đầu như thế, chỉ có điều thay