Dòng người tham dự vào buổi lễ ấy rất đông. Từ lúc mặt trời mọc đến mười
giờ sáng, phải có ba mươi nghìn người trèo lên, môi người mang một khay
đồ lễ tuỳ lòng thành và điều kiện của họ. Vài người còn ôm ngang lưng một
cái cây rủ xuống dưới sức nặng của những món quà dành cho sư sãi. Đó là
cây trầu, mứt, bánh trái, có người lại vác những con cá sấu và các con thú
lớn bằng giấy trên những cái khay đựng đủ loại đồ lễ. Cuối cùng là những
con voi giấy, hoàn tất cho đoàn cúng tiến lên chùa.
Tất cả mọi người đều mặc bộ quần áo hội đẹp nhất, phần lớn dệt từ lụa
trong cùng giống với các xưởng dệt ở phương Tây và thường có chất lượng
tốt hơn. Phụ nữ Miến Điện cũng được tự do như phụ nữ Châu Âu, họ
không phải bịt mặt. Thật buồn là đàn ông lại ít khi dành cho họ đặc quyền
như thế. Đàn ông coi họ như kẻ dưới và đặt họ ở khoảng cách giữa con vật
và con người.
Người Miến Điện bán vợ mình cho người nước ngoài. Trong những trường
hợp như thế, vì chăng người vợ chỉ phục tùng lệnh của chồng nên họ không
thấy bị hổ thẹn. Họ có hai lý do để thanh minh cho thái độ của mình, thứ
nhất là do luật phục tùng và thứ hai họ phải hy sinh để giúp đỡ gia đình.
Ở Rangoon và ở Pégou cũng có các kỹ nữ. Có thể là do lười lao động hay
hư hỏng hay sa đoạ mà các cô gái trẻ bán thân vào cái nghề nhơ nhớp ấy,
ngay ở các thành phố văn minh cũng vậy.
Luật nợ tiền ở người Miến Điện cũng không khác ở Rome thời đạo luật
Mười Hai Bàn, đó là: tất cả các chủ nô trở thành ông chủ của con nợ hay
gia đình con nợ, khi con nợ không trả nổi tiền, chủ nợ bán con nợ như một
nô lệ và khi vợ hay con của họ xinh đẹp và các chủ thanh lâu trả giá cao thì
các chủ nợ sẽ bán những kẻ bất hạnh ấy. Người ta có thể gọi đó là gái vỡ