Trong suốt cuộc nói chuyện ấy, cả hai vị khách đều ngồi xổm, viên thư lại
biết nói tiếng Anh, làm thông ngôn cho người còn lại.
Trầu ở vùng này là một loại cây leo như cây thường xuân. Lá của chúng
gần giống như lá chanh nhưng to và dài hơn, một đầu thót lại. Quả trầu gần
giống như quả nho dại nhưng người ta thích lá hơn. Dân ở đây trồng trầu
như trồng nho, người ta bắc giàn cho chúng leo. Thỉnh thoảng họ nhai cùng
với miếng cau. Cây trầu sinh trưởng khắp Đông Ấn và nhất là vùng ven
biển.
Người Ân nhai trầu suốt ngày thậm chí cả ban đêm, nhưng nếu nhai không
thì lá rất đắng nên người ta nhai cùng cau và một chút vôi quệt vào trong
phiến lá. Những ai giàu có hơn thì nhai cùng nước long não Bornéo, vỏ
quạch hương nhu.
Khi nhai đủ các vị trên ta sẽ thấy một vị và mùi dễ chịu vô cùng khiến
người Ấn trở nên nghiện. Tất cả những ai khá giả đều coi đó là món khoái
khẩu của họ. Cũng có người còn nhai cau với quế và cây đinh hương những
vị không bằng cau với lá trầu thêm chút vôi.
Người Ấn nhổ nước tiết ra đầu tiên, đó là một thứ nước đỏ nhờn nhợt họ có
hơi thở dịu và dễ chịu lan khắp phòng. Nhưng lại làm răng của họ đen lại,
bị hỏng rồi rụng. Có chăng người Ấn Độ chỉ còn mỗi một cái răng khi mới
ở tuổi hai mươi lăm, nguyên do là nhai quá nhiều trầu.
Thỉnh thoảng, khi từ biệt nhau, người ta trao cho nhau vài miếng trầu bọc
trong một mảnh vải lụa và sẽ không về nếu chưa được người thân thiết mời
trầu. Người ta cũng không dám nói chuyện với người có địa vị sang trọng