cuốn The Elusive Quest for Growth (2002). Easterly, cũng như rất nhiều nhà
kinh tế học, không tin vào khả năng can thiệp từ bên ngoài bằng viện trợ, mà
chỉ mong muốn các nước nghèo có được cơ chế thị trường và động lực tốt
để tự phát triển.
So với hai quan điểm đối lập trên đây, cuốn sách này đưa ra quan điểm trung
dung. Đúng là trong rất nhiều hoàn cảnh, những chính sách dựa vào cách
hiểu đơn giản, thô sơ về viện trợ vốn và những nguồn lực khác thường dẫn
đến hậu quả xấu hơn là tốt. Nhưng cách hiểu đơn giản về quyền năng của thị
trường cũng không ổn, vì dù có thị trường và cơ chế tốt thì người nghèo ở
nhiều nơi cũng không thoát khỏi nhiều vướng mắc họ gặp phải hàng ngày.
Cuốn sách này không chọn một thái cực nào. Theo các tác giả, điều quan
trọng nhất là tránh những cách hiểu giản đơn thô sơ về cái nghèo và người
nghèo, và việc hiểu kỹ càng sẽ mở đường cho các chính sách tốt, tác dụng
tuy ít nhưng chắc chắn và lâu dài. Không phải thiên tả, không phải thiên
hữu; không quá thiên về can thiệp nhà nước, cũng không quá thiên về thị
trường; không quá lạc quan song cũng không quá bi quan, cuốn sách chỉ
nhấn mạnh một khía cạnh mà các tác giả tin tưởng: Đó là làm chính sách
dựa vào bằng chứng khoa học.
Làm sao để có bằng chứng khoa học chính xác trong ngành kinh tế học? Các
GS. Sachs và Easterly thuộc về thế hệ các nhà kinh tế học làm nghiên cứu
thực nghiệm theo phương pháp truyền thống: sử dụng công cụ kinh tế lượng
để phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra. Dữ liệu điều tra thường được thiết
kế theo mục đích chung, và không thể ghi lại hết tất cả những thông tin có
thể ảnh hưởng đến từng đối tượng. Vì thế, các nghiên cứu kinh tế thực
nghiệm như vậy hiếm khi có thể kết luận chính xác tác động của từng chính
sách, và để mở một khoảng trống không nhỏ cho các cách giải thích khác
nhau.
Từ gần hai mươi năm nay, hai tác giả của cuốn sách này, GS. Abhijit
Banerjee và Esther Duflo ở Viện công nghệ Massachusetts (MIT, bang
Massachusetts), là những nhà tiên phong trong việc thúc đẩy phương pháp