dụng mùng không hay bỏ xó? Thứ ba, một khi từng mua được mùng với giá
ưu đãi, liệu người dân có sẵn lòng mua thêm mùng để dùng nếu sau này
không được ưu đãi như vậy nữa?
Để trả lời những câu hỏi trên, ta cần quan sát hành vi của các nhóm được
mua mùng với những mức ưu đãi khác nhau. Điều quan trọng ở đây là “so
sánh phải trên cơ sở ngang bằng”. Những người chịu bỏ tiền ra mua mùng
và người nhận mùng miễn phí là hai nhóm đối tượng khác nhau: Người trả
tiền mua mùng thường có tiền và có học hơn, vì thế hiểu rõ hơn ích lợi khi
ngủ mùng; còn những người nhận mùng miễn phí thường do các tổ chức phi
chính phủ chọn hỗ trợ đích danh bởi họ nghèo. Hoặc hoàn toàn ngược lại:
Những người nhận mùng miễn phí hiểu rõ ích lợi khi dùng và biết có hỗ trợ
nên mới đi nhận, còn người nghèo và người không biết thông tin hỗ trợ thì
phải mua đúng giá thị trường. Dù trong trường hợp nào đi nữa, ta vẫn chưa
thể rút ra kết luận gì từ cách họ sử dụng mùng.
Vì vậy, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi là giả lập thử nghiệm ngẫu nhiên,
giống như cách đánh giá tác dụng loại dược phẩm mới. Pascaline Dupas
thuộc đại học California tại Los Angeles, đã tiến hành thử nghiệm như vậy
tại Kenya, Uganda và Madagascar
. Theo đó Dupas chọn ngẫu nhiên một
số người và bán mùng cho họ với mức ưu đãi khác nhau. Rồi khi so sánh các
nhóm, bà có thể tìm được đáp án những câu hỏi trên, ít nhất trong phạm vi
thực nghiệm được tiến hành.
Ở chương 3, ta sẽ bàn kỹ về kết quả bà thu được. Dù vẫn còn những câu hỏi
bỏ ngỏ (vì thực nghiệm không cho biết liệu việc bán mùng nhập khẩu với
giá ưu đãi có ảnh hưởng xấu đến các cơ sở sản xuất mùng địa phương
không, và một số vấn đề khác), nhưng kết quả thực nghiệm đã giúp ích rất
nhiều để giải quyết tranh luận trong vấn đề này và ảnh hưởng đến quá trình
suy luận lẫn hướng chính sách.
Việc cô rút những câu hỏi chung chung thành vấn đề cụ thể còn có điểm lợi
khác nữa, đó là khi tìm hiểu xem người nghèo có sẵn lòng bỏ tiền mua mùng
không, và họ sẽ làm gì nếu nhận mùng miễn phí, chúng ta hiểu thêm được