rất nhiều về cách thức phân phối mùng ngủ sao cho hiệu quả nhất, bởi ta đã
hiểu được cách người nghèo ra quyết định. Ví dụ, điều gì cản trở việc sử
dụng mùng ngủ rộng rãi? Có thể do người dân thiếu thông tin và không biết
ích lợi của việc này, cũng có thể do người nghèo mua không nổi. Mà cũng
có thể người nghèo lo cho cuộc sống hiện tại đã quá mệt rồi nên không còn
đầu óc nào suy tính cho tương lai, hoặc lý do nào đó hoàn toàn khác nữa.
Khi trả lời được những câu hỏi nêu trên, ta sẽ dần hiểu được điều gì là nét
đặc trưng nơi người nghèo: Phải chăng họ sống chẳng khác nào chúng ta,
chỉ có điều là ít tiền hơn, hay tầng lớp nghèo cùng cực mang những đặc
trưng cơ bản khác hẳn? Và nếu nét đặc trưng đó tồn tại, thì phải chăng đó là
mấu chốt khiến người nghèo cứ mãi nghèo?
SẬP BẪY NGHÈO?
Không phải ngẫu nhiên mà Sachs và Easterly có quan điểm hoàn toàn trái
ngược nhau về việc nên bán hay nên phát không mùng chống muỗi. Lập
trường của hầu hết các chuyên gia từ các nước giàu về những vấn đề viện trợ
phát triển hay đói nghèo thường nhuốm màu thế giới quan của chính họ,
ngay cả khi rõ ràng đã có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi cụ thể,
chẳng hạn về giá của mùng chống muỗi. Điều thú vị ở đây là những người ở
phía cánh tả như Jeff Sachs (cùng với Liên Hiệp Quốc
, WHO và rất
nhiều các tổ chức viện trợ) mong muốn cấp nhiều viện trợ hơn nữa, tin rằng
phải cho đi nhiều thứ (phân bón, mùng ngủ, máy vi tính cho trường học,
v.v...) và người nghèo nên được dẫn dắt để làm những điều mà chúng ta (hay
Sachs, hoặc LHQ) nghĩ là tốt cho họ: Chẳng hạn, trẻ em nên được cung cấp
bữa ăn miễn phí tại trường để khuyến khích cha mẹ tạo điều kiện cho con
em mình đến lớp thường xuyên. Trong khi ở phía cánh hữu, Easterly, cùng
với Moyo, Viện Nghiên Cứu Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise
Institute), và nhiều tổ chức khác, lại phản đối viện trợ, không chỉ bởi nó dẫn
đến nạn tham nhũng trong chính phủ, mà còn vì về cơ bản, chúng ta cần tôn