HIỂU NGHÈO THOÁT NGHÈO - Trang 292

địa phương, chẳng hạn như giếng nước, xây dựng trường học, đường sá,
v.v... Nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm thấp cổ bé họng, người ta quy định
phải dành cho phụ nữ và thành viên của các nhóm thiểu số khác (bao gồm
tầng lớp xã hội thấp kém) một tỉ lệ các vị trí lãnh đạo nhất định trong hội
đồng làng. Tuy nhiên quy định bắt buộc phải có phụ nữ hay nhóm thiểu số
đại diện không có ý nghĩa gì một khi giới chóp bu hoàn toàn giành quyền
kiểm soát panchayat. Cho dù bản thân những người nắm quyền thực sự
không được phép tranh cử vào hội đồng, họ vẫn tiếp tục điều hành đằng sau
bức bình phong là vợ hay người hầu thuộc đẳng cấp thấp của mình. Vào
năm 2001, Raghabendra Chattopadhyay thuộc Viện Quản lý Kolkata, Ấn Độ
cùng Esther quyết định tiến hành khảo sát panchayat để tìm hiểu xem liệu
những lãnh đạo phụ nữ có đầu tư vào loại hình cơ sở hạ tầng khác không.
Họ đã bị mọi người, từ bộ trưởng bộ phát triển nông thôn tại Kolkata cho
đến nhân viên khảo sát (cùng nhiều học giả địa phương), cảnh báo rằng tất
cả sẽ chỉ là công cốc. Mọi người cho rằng người đứng đằng sau điều khiển
pradhanpatis (chồng của các pradhan, đại diện nữ trong hội đồng làng),
còn những người phụ nữ rụt rè, thường không được học hành tới nơi tới
chốn ấy, rất nhiều trong số đó hãy còn che mặt trùm đầu, chắc chắn không
dám tự đưa ra quyết định.

Tuy nhiên kết quả khảo sát hoàn toàn ngược lại. Tại bang Tây Bengal, theo
hạn định, 1/3 số ghế trong hội đồng làng được lựa chọn ngẫu nhiên mỗi
nhiệm kỳ 5 năm sẽ được “dành sẵn” cho những người lãnh đạo là phụ nữ.
Tại những ngôi làng này, chỉ phụ nữ mới được tham gia tranh cử những vị
trí đó. Chattopadhyay và Esther so sánh cơ sở hạ tầng địa phương sẵn có tại
những ngôi làng có cơ chế “dành chỗ” này với những làng không

[299]

vào

thời điểm mới hai năm kể từ khi đưa vào áp dụng cách làm này. Họ ghi nhận
được phụ nữ đầu tư nhiều ngân sách (cố định) hơn để phát triển lĩnh vực cơ
sở hạ tầng mà phụ nữ cần, cụ thể là đường sá, nước uống và giảm đầu tư cho
trường học. Người ta thu được kết quả tương tự tại Rajasthan, bang vốn nổi
tiếng là nơi có nạn trọng nam khinh nữ trầm trọng nhất Ấn Độ. Ở đó, người
ta phát hiện thấy điều phụ nữ mong muốn nhất là có nguồn nước uống gần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.