Tình huống 3: Đứa trẻ
Bạn là một cậu bé 12 tuổi mê bóng đá. Bố của bạn bảo, “Tối nay con muốn đi ngủ lúc
8 giờ không?”
Lần này chỉ có một câu trả lời: “Không ạ”.
BO: CÁCH THUYẾT PHỤC HIỆU QUẢ HƠN
Bạn có biết tại sao ba tình huống trên đây đều không thành công không? Trong mỗi
tình huống:
Bạn không quan tâm đến việc phải đồng ý. Không có lý do gì để bạn đồng ý (mà
thật ra có nhiều lý do để bạn không đồng ý); và
Mỗi đề nghị đều là một câu hỏi dạng có hoặc không, tức là bạn có thể đáp
“không”. Và bạn đã làm thế.
Thế thì, người ta nên làm gì? Một kỹ thuật hiệu nghiệm ở đây là áp dụng công thức
BO, viết tắt của:
B – Benefits (Lợi ích): giải thích tại sao người nghe nên đồng ý. Phải có lợi ích từ góc
nhìn của họ, chứ không phải của bạn, để họ có lợi hơn sau khi họ nhất trí với bạn.
O – Options (Phương án): cho họ 2-3 sự lựa chọn để chấp nhận. Cách này sẽ giúp họ
chọn lựa theo kiểu có/ có, thay vì có/không. Nói cách khác, đừng hỏi họ có muốn hay
không, mà hãy hỏi họ muốn phương án nào.
Giờ đây ta áp dụng BO vào ba tình huống nhưng giả định bạn là người hỏi nhé:
Tình huống 1: Báo cáo trực tiếp
Muốn trình bày trong năm phút với sếp, hãy thử nói:
“Tôi sắp xong bản báo cáo mà sếp yêu cầu, nhưng cần bàn với sếp trong 5 phút về
một vài điểm trong phần Toát yếu. Sếp có thời gian ngay bây giờ, hay vào lúc khác
trong ngày hôm nay không?”
Câu này sẽ khiến suy nghĩ của sếp chuyển từ “Mình có dành cho anh ta 5 phút không
nhỉ?” thành ra “Chừng nào mình dành cho anh ta 5 phút nhỉ?”.