Được trao dữ liệu sơ sài.
Không có thời gian.
Không đồng ý với thông điệp.
Cảm thấy không thoải mái khi truyền đạt lại.
Nghĩ rằng đó không phải là việc của bạn.
Không muốn làm.
Cảm thấy bực bội với nhân viên của mình ngày hôm đó nên không muốn nói gì
với họ cả.
Nghĩ rằng thông điệp này nhàm chán, vô lý hoặc chỉ là trò tuyên truyền của
doanh nghiệp.
Cảm thấy khó mà truyền đạt lời của người khác một cách đầy đam mê.
Nghĩ rằng cứ phải chuyển tiếp thông tin nhiều quá.
Kỳ vọng những thông điệp quan trọng này sẽ bị thông điệp khác quan trọng hơn
thay thế trong vài ngày kế tiếp.
Cảm thấy không nhận được sự hậu thuẫn từ người đưa ra thông điệp.
Và các lý do tương tự…
Chắc bạn cũng thấy độ dài của danh sách này chứng tỏ tôi đã nghiên cứu rất nhiều về
đề tài này, và thiên hạ có đầy lý do để căm ghét việc này!
Nếu bạn nhận ra bất kỳ lý do quen thuộc nào trong số này thì bạn khó có thể chuyển
tiếp thông điệp một cách hiệu quả, dù bạn muốn điều đó. Còn nếu bạn cũng không
muốn thì đó lại là một chuyện hoàn toàn khác!
Chương trước đã giải thích cặn kẽ vì sao người đưa ra thông điệp phải có trách nhiệm
làm hết sức mình để giúp bạn truyền đạt thông điệp đến với mọi người (có lẽ bạn nên
gợi ý cho sếp đọc những trang này chăng?)
Nhưng bản thân bạn cũng có trách nhiệm làm hết sức để nhấn mạnh thông điệp. Nếu
bạn không bổ sung được một chút gì đó thì hóa ra việc truyền đạt thông qua bạn chẳng
còn ý nghĩa. Như thế thì người đưa ra thông điệp nên đích thân truyền đạt cho nhân
viên của bạn còn hơn.
KHI CHUYỂN TIẾP, HÃY HÌNH DUNG CHÍNH MÌNH NHƯ NGƯỜI RỬA XE
BẰNG SƠN
Hãy tưởng tượng một chiếc xe màu xám rất buồn tẻ chạy vào tiệm rửa xe, nơi người ta
không dùng nước mà dùng sơn để rửa. Thế là chiếc xe chạy vào với bộ dạng tẻ nhạt