6. Yêu cầu hành động một cách hết sức rõ rệt: Đừng để mọi người có cớ không
làm theo. Chẳng hạn, nếu điểm mấu chốt là “gia tăng uy tín”, cho dù nhớ rõ
thông điệp, họ sẽ không biết phải làm gì.
Hãy dùng ví dụ để giúp họ dễ hiểu hơn: “Do đó, sắp tới, tôi muốn các bạn làm gia
tăng uy tín của bộ phận chúng ta trong công ty. Chẳng hạn, các bạn có thể:
Gọi cho các đối tác lớn để xem có thể hỗ trợ thêm được gì cho họ.
Rà soát lại những gì đã được ghi nhận tốt trong quá khứ để tiếp tục thực
hiện.
Hỏi các đồng nghiệp xem họ đã đẩy mạnh uy tín ra sao để noi theo.
Tìm hiểu những bộ phận khác để học hỏi.
7. Nhắc lại điểm mấu chốt trong khi truyền đạt: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy
người ta cần nghe đi nghe lại một điều gì đó rất nhiều lần cho đến khi nó tác động
đến họ. Có nhiều cách để gieo thông điệp nhưng tất cả chuyên gia đều đồng ý
rằng người ta cần nghe nhiều lần.
8. Nhắc lại điểm mấu chốt sau khi truyền đạt: Hãy tiếp tục theo dõi để củng cố
thông điệp. Hãy yêu cầu các nhà quản lý tiếp tục đề cập thông điệp trong tất cả
các cuộc họp với nhân viên. Huy động những “nhà lãnh đạo ngầm” – những nhân
vật mà bạn cần họ ủng hộ để làm thay đổi tình hình – bằng cách khích lệ và giao
trách nhiệm cho họ tiếp tục đề cập đến điểm mấu chốt ấy.
Hiệu ứng tuyết lăn: Giúp người nghe ghi nhớ những thông điệp mấu chốt
Để đảm bảo ngay tức khắc người nghe nhớ được thông điệp mấu chốt:
Nội dung gọn ghẽ
Nói sớm
Giới thiệu để người nghe biết đó là mấu chốt
Củng cố điểm mấu chốt bằng cách nhấn mạnh những vấn đề gặp phải nếu không
thay đổi
Nói rõ những gì mà người nghe phải thay đổi
Yêu cầu hành động một cách hết sức rõ rệt
Nhắc lại điểm mấu chốt theo nhiều cách trong khi truyền đạt
Nhắc lại điểm mấu chốt sau khi truyền đạt