máu với một áp lực tương đương với khối lượng của một cột thủy ngân cao
xấp xỉ 35 ml tới một ống lớn gọi là động mạch phổi, động mạch phổi sẽ chia
thành những ống riêng biệt dẫn tới phổi. Được nạp khí oxy đã lọc qua các
túi khí siêu nhỏ (được gọi là túi phổi – alveoli – tiếng Latin chỉ “các lỗ hoặc
ngăn nhỏ”), dòng máu giờ đây có màu đỏ tươi hoàn thành tuần hoàn phổi
bằng cách quay ngược lại các tĩnh mạch phổi tới tâm nhĩ trái, để rồi được
dẫn xuống tâm thất và từ đó truyền đi khắp cơ thể, tới cả các tế bào sống xa
nhất nơi đầu ngón chân cái.
Vì cần phải có một áp lực xấp xỉ 120 ml thủy ngân để tạo ra một sức ép
mạnh như vậy, cơ của tâm thất trái rộng hơn 120 mm, tạo nên thành tim
vững chãi và dày dặn nhất trong cả bốn buồng. Đẩy ra ngoài khoảng 70 ml
máu mỗi lần co bóp, chiếc bơm khỏe khoắn này bơm khoảng 7 triệu ml máu
mỗi ngày, với 100 nghìn nhịp đập nhịp nhàng và mạnh mẽ. Cơ chế hoạt
động của một trái tim sống là một kiệt tác của tạo hóa.
Các chuỗi diễn biến phức tạp này đòi hỏi sự phối hợp phức tạp được thực
hiện bởi những thông điệp gửi đi từ các sợi siêu nhỏ bắt nguồn từ một khối
mô có hình elip gần phía trên tâm nhĩ phải, trong thành phía sau của nó, rất
gần với lối vào của tĩnh mạch chủ trên. Ở đúng điểm này, nơi đường tĩnh
mạch trút hết máu vào tâm thất, dòng máu bắt đầu hành trình vòng quanh
qua tim và phổi, và có lẽ không có điểm nào phù hợp hơn để xác định vị trí
cội nguồn của các nhân tố kích thích khiến cho hành trình này diễn ra. Phần
mô nhỏ bé này, được gọi là nút xoang nhĩ (sinoatrial – SA), là một máy điều
hòa nhịp tim điều khiển nhịp đập phối hợp của tim. Một chuỗi các sợi mang
thông điệp của nút xoang nhĩ tới một trạm chuyển tiếp nằm giữa tâm nhĩ và
tâm thất (và vì vậy được gọi là nút nhĩ thất, atrioventricular – AV), từ đấy
chúng được truyền tới cơ tâm thất qua một mạng lưới các sợi chia nhánh gọi
là bó His, đặt theo tên người đã phát hiện ra nó, nhà giải phẫu người Thụy Sĩ
thế kỉ XIX đã trải qua hầu hết sự nghiệp của mình ở Đại học Leipzig.
Nút xoang nhĩ là máy phát điện bên trong dành riêng cho tim; các dây
thần kinh từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới tốc độ đập, nhưng chính dòng
điện từ nút xoang nhĩ quyết định trạng thái đều đặn đến kinh ngạc cho nhịp