vung lò lên và vơ những tờ giấy mà lính Bỉ đã để trên bàn, nhét vào lửa.
Đại úy Rodrigue vựa mới tới để thẩm vấn hai sĩ quan Đức, chạy vội lại
lò sưởi cho tay vào lửa giật ra những tờ giấy đang bốc cháy lần thử hai.
Rồi, một cách hùng hổ, ông cật vấn Reinberger :
"Người Đức lúc nào cũng thế. Tử tế với chúng là chúng chẳng chịu nói
gì hết". Thay vì trả lời, Reinberger lao người về phía khẩu súng lục của vị sĩ
quan Bỉ. Rodrigue giằng lấy khẩu súng. Viên sĩ quan Đức lăn xuống đất, rồi
đứng lèn, đập đầu vào tường nhiều lần.
- Tôi là kẻ hết đời rồi. Tôi đã phạm phải lầm lỗi không thế tha thứ... Tôi
muốn giật khẩu súng của ông là để tự vẫn !
Viên phi công, Hoenmanns, bình tĩnh hơn, xin lỗi hộ bạn :
- Ông muốn gì, anh ta là sĩ quau hiện dịch đấy, Anh ta sẽ ra sao ?
Đáng lẽ không cần phải có từng ấy việc xảy ra mới đủ khiến người ta
chủ ý tới sự quan trọng của những giấy tờ mà người ta cố giữ cho khỏi bị
thiêu hủy. Nhiều sĩ quan từ Bộ tổng tham mưu, từ Bruxelles tới, đã khảo sát
lại những giấy tờ đó. Một phần đã biến thành tro, nhưng những gì còn lại
cũng đủ vẽ nên một cuộc tấn công đại quy mô qua nước Bỉ, với cuộc đánh
chiếm các pháo đài Liège và chiếm đóng các cây cầu trên sông Meuse, trong
vùng Dinant bởi Sư đoàn 7 Nhảy dù.
Cái nhật ký, 17 tháng giêng, là ngày tấn công cũng thoát khỏi ngọn lửa.
Hai sĩ quan Đức đã thuật lại tai nạn rủi ro của họ. Họ mới quen nhau từ
tối
hôm trước. Ở câu lạc bộ sĩ quan ở Munster. Họ uống khá nhiều. Viên sĩ
quan trừ bị Hoenmanns, là phi công thời Thế chiến thứ nhứt, đã nói với viên
sĩ quan Tham mưu Reinberger rằng sáng hôm sau y sẽ đi Cologne bằng
chiếc máy bay du lịch Messerschmidt Taifun.
Reinberger cũng về Cologne nên hỏi Noenmanns :