"Khi Anh Quốc, Hess nói, bắt đầu oanh kích lãnh thổ Đức, tháng 5 năm
1940, Fuhrer thoạt tiên đã tưởng Anh lầm lẫn trong chốc lát. Ông đã chờ đợi
với sự nhẫn nại gương mẫu một phần để tránh cho thế giới những hãi hùng
của một cuộc không chiến vô giới hạn, phần khác vì ông có một nhược điểm
tình cảm đối với nền văn hóa và những đài kỷ niệm của Anh Quốc. Chỉ với
một sự kinh tởm cực độ, và sau khi đã đợi chờ nhiều tuần lễ, ông mói cho
lệnh oanh kích nước Anh ".
Nói cách khác, nếu nước Anh đã bị đổ nát và bốc cháy nghi ngút là vì
chính nước Anh đã tìm những cái đó.
Sau khi đã nói hết về không chiến, Hess bắt đầu sang vấn đề hải chiến.
Tiềm thủy đĩnh sinh sản như những ổ gà con. Người ta sản xuất ra những bộ
phận rời trong khắp nước Đức và ngay tại những xứ bị chiếm đóng, rồi tập
trung lại qua những con sông và sông đào với những trung tâm ráp tàu.
Ngay tại các bờ sông cũng có những công trường trao những chiếc tàu toàn
vẹn. Anh Quốc phải đếm, với một sự gia tăng ghê gớm, con số tàu ngầm
đang hoạt động
và một sự tàn sát của chúng.
Trong tình thế này, nước Đức không thể thấy một nhược điểm nào.
Trên trận tuyến nội bộ không thấy có một khe hở. Các nguyên liệu dư dật
đầy rẫy, và những cuộc thôn tính trong năam trước đã đem lại thêm những
nguồn lợi lớn về kinh tế và quân sự. Chẳng hạn, tại Pháp, người Đức đã tìm
thấy hàng ngàn tấn bộ phận phòng không mà quân đội Đức đã thích dụng.
Dầu xăng đầy dẫy. Chỉ có một sự thiếu thốn, đố là chất mỡ, nhưng cũng
được khắc phục bằng nhiều phương cách khác nhau.
Sau cùng, hy vọng gây nên một cuộc cách mạng ở Đức đều vô ích.
"Fuhrer được lòng tin cậy mù quáng nhứt của nhân dân Đức ".
Tới đoạn thứ ba và cũng là đoạn cuối của lời trình bày tức là phần đề
nghị, Hess nói :