HITLER VÀ CÁC DANH TƯỚNG ĐỨC QUỐC XÃ - Trang 269

đáp xuống Bá-linh vào buổi tối. Người ta cho tôi biết sương mù dày

đặc bao trùm thành phố, và tôi phải hoãn chuyến bay.

"Tôi thử tập họp mấy tiểu đoàn và đạn dược mà tôi muốn đưa tới Bá-

linh bằng đường hàng không. Tôi bảo cho Fuhrer biết qua điện thoại. Tôi
nhở ông bảo tôi : "Hãy gửi viện quân đến trước rồi hãy đến sau".

"Nhưng ngày hôm sau, 25 tháng 4, sĩ quan tùy viên của Fuhrer, Von

Below, cho tôi biết là phi đạo đã được tu bổ gần khải hoàn môn
Brandebourg, giữa những đổ nát, đã trúng bom nhiều lần và không còn sử
dụng được nữa".

Đến lượt điện thoại cũng im bặt.

"Chúng tôi thử, Keitel nói, giữ liên lạc với Bá-linh bằng vô tuyến điện

thoại. Chúng tôi thả lên không một khinh khi cầu có dây giữ dưới đất, và có
gắn dây trời. Tín hiệu nghe được rất rõ, nhưng ngày 28, vào giữa trưa, đúng
lúc sắp nói chuyện với Dinh Tể tướng thì khinh khi cầu bị quân Nga bắn
hạ".

Bên ngoài hầm trú ẩn, nơi Hitler sống những giờ cuối cùng, chẳng bao

giờ còn có ai nghe được tiếng nói đã từng làm Âu châu run sợ — tiếng nói
của Hitler.

Một người ra khỏi địa ngục Bá-linh và gặp lại được Keitel. Đó là

Tướng không quân vôn Greim. Khi ông đến Bá-linh mấy ngày trước một
mảnh trải phá đã nghiền nát ống chân ông. Ông cho Keitel biết là Fuhrer và
Thống chế Goering đã xung đột nhau kịch liệt. Khi tới Berchtesgaden,
Goering đã đánh điện loan báo rằng ông nắm quyền tổng chỉ huy. Hitler đã
trả lời bằng cách lên án tử hình Goering, nhưng xét vì thời gian phục vụ lâu
dài của ông, Hitler đã hoán giảm bản án và chỉ tước hết quyền chức vị phụ tá
của mình. Còn Greim, được bổ nhiệm làm tư lệnh không quân, ông lên
đường đi Berchtesgaden. Ông tới đó để chết, vì vết thương làm độc trong
cuộc hành trình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.