Ông cứ thế tiếp tực kể, và lý luận như bị ám ảnh : "Tôi đã muốn, và
người ta đã không, tin, nhưng tôi có lý". Điều mà Hitler tự phụ nhứt đó là sự
không sai lầm.
Ông tiếp:
"Trong số những nhân tố thuận lợi của tình hình hôm nay, tôi phải kể
chính cá nhân tôi và khiêm tốn bào rằng: Không ai có thể thay thế tôi được.
Không có một nhân vật nào dù quân sự hay dân sự có thể thay thế tôi được.
Tôi ý thức được sự thông minh của tôi và sức mạnh trong quyết định của tôi.
Tôi chỉ chấm dứt chiến tranh bằng cách tiêu diệt đối phương. Tôi không
chấp nhận một sự dung hòa nào. Tôi sẽ đánh và sẽ không đầu hàng. Số phận
Đức Quốc xã lệ thuộc vào tôi và chỉ một mình tôi", Không còn lời nói nào
soi sáng về con người của Hitler một cách sâu sắc hơn : "Số phận Đức Quốc
xã lệ thuộc vào tôi và chỉ một mình tôi".
Bộ óc u ám đầy những ý tưởng trừu tượng ghê gớm của ông đã diễn tả
lại cho ông một cuộc chiến tranh khốc liệt, không thế tránh giữa những lực
lượng lớn và những đam mê lớn đương tranh nhau bá chủ thế giới. Và ông
đã cho rằng chỉ có ông có khả năng lãnh đạo nước Đức trong cuộc thử lửa
sắp tới.
Goering nói :
"Fuhrer thường hay nói đến một cuộc chiến tranh không thể tránh được
giữa chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Bôn-Sơ-Vích. Thỉnh thoảng ông nhận
là cuộc xung đột này có thể đợi nhiều năm và ông cũng nhìn nhận là ông có
thể, trong thời gian đó, đem lại được cho một nước Đức những lợi thể căn
bản một cách hòa bình. Nhưng ông thường nói : "Chiến tranh cần phải xảy
ra khi tôi còn sống".
Nhưng Hitler lại dị đoan. Keitel nói :
"Ông tự bào chữa về điều đó, nhưng người ta có thể thấy rõ, chẳng hạn,
ông rất dễ bị ảnh hưởng bởi câu tục ngữ Đức thời xưa "Anh làm gì ngày thứ
sáu thì sẽ chẳng giữ lâu được cả tuần". Ồng còn tin vào lá số của ông hơn