cho các câu trả lời vào sáng thứ hai.
Tôi muốn ngó, nhưng không được. Người ta sẽ nghĩ gì trong căn phòng
nhỏ ở công trường Colbert? Lúc thấy tôi không trở về tôi hy vọng anh em
đã dời đi nơi khác. Đây không phải là lần đầu.
Gần tôi, tiếng ngáy ầm ĩ. Họ chắc đã quen quá rồi.
Sáng hôm sau tôi mới làm quen được với hai bạn đồng cảnh ngộ khốn
đốn: một người bán thực phẩm và tạp hóa ở Saint-Étienne, tên Bastié và
một tài xế xe vận tải của công ty Vercors, anh nầy đảm trách tiếp tế cho một
chiến khu. Cùng lúc đó tôi quan sát căn phòng giam, tất cả các phòng giam
của nhà lao Montluc đều giống nhau: 1.5 thước bề rộng, 2,2 thước bề dài,
2,5 thước bề cao, một cửa sổ nhỏ có song sắt trên cao để lấy ánh sáng và
một thùng sô để tiêu tiểu. Hai chiếc đệm rơm mà ban ngày được chất gọn
lại để có chỗ thay phiên nhau đi lại … ba bước bề dài, quẹo qua phát, và lại
ba bước. Tường vách được viết đầy chữ giống như các vách tường của
những nơi mà con người sống đau khổ. Có vô số tư tưởng và vô số mong
ước. Một trong số đó, được viết bằng nét chữ lớn hơn cả, và viết bằng Đức
ngữ: Nơi đấy một người dân Alsace đã sống khổ đau. Tôi đang suy đoán về
dời sống tại đây của những người trước tôi, thì cửa phòng giam bật mở. Đây
là cuộc đi dạo nổi tiếng mỗi sáng, trong thời gian nầy chúng tôi làm vệ sinh.
Người tài xế công ty Vercors (tôi quên mất tên) xách thùng vệ sinh và đi
xuống thang lầu, tôi có thể quan sát toàn thể lao xá Montluc hay ít ra là đây
nhà chính, nơi chúng tôi bị giam giữ: tầng dưới đất dành cho nữ tù nhân và
hai tầng dành cho nam can phạm. Khắp nơi và theo hàng dọc, những cánh
cửa phòng giam được đánh số.
Trong sân rộng chung 50 thước, chúng tôi đi vài vòng. Một đoàn người đi
hàng một, người đi đầu xánh thùng vệ sinh của mỗi phòng giam, đi đến chỗ
đổ thùng, tráng nước rửa ra rắc vào trong một ít cờ-lo (chlore) nếu còn. Sau
đó, chúng tôi tắm rửa và trở lên phòng giam.
Trong công việc đó, tôi trở thành điểm nhắm của tất cả những người
không quen ở đây, bởi vì tôi là kẻ mới đến. Mỗi lần lính gác có vẻ bớt chú
ý, khắp chỗ vang tiếng thì thầm: “Có tin gì mới không?”