ở văn phòng trung ương biết rõ tôi, đó là người bạn của Albert, tuy nhiên
câu chuyện đó nay đã quá xưa cũ rồi, và tôi cũng đã quên mất.
Tại quảng trường, nhiều hàng người trong y phục tù nhân để sẵn sàng ra
đi, đang đứng đợi. Sao, có phải vì một cuộc di chuyển mà người ta cho gọi
tôi? Theo thông lệ, người ta thường thông báo cho tù nhân biết trước ít nhất
là 24 tiếng đồng hồ.
- 44809?
- Phải, chính tôi.
- Anh phải đi ngay, - một người Tiệp Khắc báo cho tôi biết bằng tiếng
Đức.
- Đâu có thể như thế được, - tôi nói với anh ta bằng một giọng hốt hoảng.
- Tôi không biết, - anh ta trả lời vắn tắt trước các câu phản đối của tôi, -
tôi chỉ biết anh bị ghi trong danh sách, vả chăng kia kìa, cuộc kiểm điểm đã
bắt đầu và cổng trại đã mở cho một trăm người đầu tiên đi ra.
Kẻ nào toan tính vố nầy, có thể hãnh diện là đã chuẩn bị rất kỹ. Hắn biết
rằng tôi đã mặc sẵn áo quần sọc từ vụ bị tống đi hụt vừa rồi và như vậy tôi
không cần phải quay trở lại nhà kho áo quần nữa. Bị lượm vào phút chót,
tôi không có thì giờ vận động sự can thiệp và ngay cả việc báo tin cho một
ai cả. Jacob hay một người khác có đến đi nữa, thì cũng đã quá trễ rồi.
Có lẽ Marcel Paul (Bộ trưởng sản xuất kỹ nghệ Pháp sau chiến tranh),
người mới từ trại Auschwitz đến được 8 ngày và được chỉ định lãnh đạo ủy
ban kháng chiến bí mật, có thể làm một cái gì đó cho tôi, nhưng làm sao
kiếm ông bây giờ trong cái thị trấn hiểm độc tin gồm hơn 50.000 tù nhân
nầy.
Lúc khởi hành, ngay khi bọn SS cầm bảng danh sách trong tay, ai bị ghi
vào đó là phải có mặt. Mọi mưu mô xắp xếp và thế chỗ chỉ có thể làm được
đêm qua, bây giờ, quá trễ. Tên SS đã cầm bảng danh sách trong tay, một
người nào đó trong văn phòng trung ương vừa đem ra đưa cho hắn ta. Nếu
người bạn của Albert có là kẻ đào huyệt chôn tôi đi nữa, thì ít ra hắn cũng
nên đến bảo tôi: “Chính ta đã làm cho mầy phải bị tống đi. Albert đã được