dường như Đồng minh không làm gì cả để giữ mấy cây cầu trong vùng.
Lúc trở về, họ chặn ngang ba con đường dẫn tới tiền tuyến bằng cách treo
những dây vải mầu vẫn được quân Mỹ dùng để chỉ bãi mìn. Sau đó quả
nhiên chúng tôi thấy lực lượng trừ bị của địch đến tăng cường phải đi vòng
qua ngõ khác.
Một toán thứ ba đã khám phá ra một kho đạn. Họ ẩn nấp cho đến tối và phá
hủy kho đạn này. Sau đó họ tìm thấy một đường dây điện thoại tập trung,
và họ đã cắt đường dây này ở ba nơi khác nhau.
Nhưng ly kỳ nhất phải là câu chuyện của một toán vào ngày 16 tháng 12, tự
dưng bỗng thấy đối diện với một vị trí chiến đấu Mỹ. Chừng hai Đại đội
G.I hình như đang bảo vệ một khu vực thật dài, đang dựng các rào chắn và
đặt các đại liên. Người của tôi phải một phen quá sợ, nhất là khi một sĩ
quan Mỹ đến hỏi thăm tin sau cùng về tình hình mặt trận.
Sau khi hơi tỉnh trí lại đôi chút, Trưởng toán cảm tử - mặc một bộ quân
phục mới và mang lon Trung sĩ Mỹ - đã kể lại cho viên Đại úy Yankee cả
một câu chuyện dựng đứng hay ho. Chắc chắn là quân Mỹ đã bắt đầu sợ vì
họ đọc thấy trên nét mặt các cảm tử quân của tôi nét sợ hãi mà họ cho rằng
là hậu quả của việc gặp gỡ tụi “Damned Germans”. Bởi vì, theo lời viên
Trưởng toán, anh ta tin rằng tụi Đức đã vượt qua vị trí này rồi, cả bên phải
lẫn bên trái, khiến cho vị trí này gần như đã bị bao vây. Rất ngạc nhiên,
viên Đại úy lập tức cho lệnh rút lui.
Tổng quát, trong các trường hợp, sự thành công của cảm tử quân vượt xa
điều mong ước. Vả chăng, vài ngày sau, đài phát thanh Mỹ ở Calais (6)
loan tin khám phá một hệ thống gián điệp và nhân viên phá hoại đằng sau
phòng tuyến Đồng minh – các hoạt động đó đặt dưới quyền Đại tá
Skorzeny, người “chiếm đoạt” được Mussolini. Quân Mỹ còn tuyên bố bắt
được hơn 250 người của đơn vị tôi – con số phóng đại quá. Về sau, tôi
được biết rằng phản gián Đồng minh, bị khích động bởi lòng hăng say quá
mức, đã bắt luôn một số binh sĩ hay sĩ quan Mỹ chính cống.
Các câu chuyện tức cười mà tôi được nghe các sĩ quan Mỹ kể lại khi chiến
tranh chấm dứt, nếu đem in cũng phải cả một cuốn sách. Đại úy X. chẳng
hạn, lúc đến một thành phố ở Pháp và đi vào một câu lạc bộ của Đức cũ,