HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 148

giàu cho xã hội Việt Nam, các thành viên có thâm niên của phong trào là
đại diện của giới quý tộc địa chủ. Các nhà Nho yêu nước có thiện chí mặc
áo thụng mở cửa hàng để gây quỹ và khuyến khích thương mại ở địa
phương và sau đó đã làm khách hàng xa lánh mình do thái độ kẻ cả của họ.

Cuối Thế chiến I, ảnh hưởng của các nhà Nho, (khoảng 20.000 người

vào cuối thế kỷ XIX), trong xã hội Việt Nam đã bắt đầu suy yếu. Các kỳ thi
Nho học đã bị loại bỏ trên cả ba vùng lãnh thổ và được thay thế bằng một
hệ thống giáo dục mới do người Pháp đặt ra. Quốc ngữ, tiếng Việt - tiếng
nói hàng ngày - chuyển sang hệ chữ cái La tinh, lúc đó được thúc đẩy mạnh
mẽ bởi cả các nhà truyền giáo Đạo Cơ Đốc ở Nam Kỳ, các trí thức theo
đường lối cải cách ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và ngày càng được thừa nhận là hệ
thống thay thế hữu ích cho hệ thống chữ Hán - Nôm phức tạp. Trong khi
hầu hết trẻ em Việt Nam tiếp tục học theo hệ thống giáo dục cũ ở làng quê
thì con em trong giới Nho sĩ theo hệ thống giáo dục mới, tiến bộ được đào
tạo ở các trường Pháp Việt mới, như trường Quốc Học Huế, nơi mà các bài
giảng bằng tiếng Pháp. Nhiều người sang Pháp học tiếp.

Trong khi đó, một tầng lớp trung lưu người Việt mới và Âu hoá đã xuất

hiện. Một số thành lập các công ty thương mại, nhà máy đáp ứng như cầu
và nguyện vọng của các gia đình khá giả sống ở các thành phố lớn. Những
người khác làm cho các công ty của châu Âu, theo các nghề khác nhau
hoặc giữ một vị trí trong bộ máy hành chính quan lại. Mặc dù nhiều thành
viên của giới thành thị mới này ngưỡng mộ Phan Bội Châu và các môn đệ
của ông về lòng yêu nước, nhưng họ kín đáo chế nhạo các bậc đàn anh về
thái độ bảo thủ và cổ hủ. Những người thuộc thế hệ mới cũng cam kết đối
với sự nghiệp độc lập dân tộc, từ bỏ quá khứ và có kiến thức tinh tế hơn về
phương Tây. Nhiều người mặc đồ Tây, uống rượu Pháp và nói chuyện bằng
tiếng Pháp. Nhà báo Pháp Paul Monet viết, những người thuộc thế hệ mới
này là “bản sao mẫu của nền văn hoá (Pháp) của chúng ta, không còn
niềm tin truyền thống và rời bỏ mảnh đất của tổ tiên, hoàn toàn không
quan tâm đến đạo Khổng, đạo đức mà họ không thích bởi vì họ không hiểu
về nó” .
Các quan chức Pháp thường coi những bước phát triển này như là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.